Câu hỏi:
06/12/2024 496DẢI ĐỒNG BẰNG THƯƠNG NHỚ
Những cái huyệt tôi đào trong rừng sâu
Giờ hóa thành dòng sông yên ả.
Những nấm mộ đắp đêm mưa tầm tã
Thành triền núi cao không lên được bao giờ.
Nơi đồng đội căng tăng và mắc võng
Thành những làng quê xa phủ sương mờ.
Ơi! chiến trường xưa!
Đã trở thành miền quê thiêng thanh khiết
Trời và đất,
Núi và sông,
Xanh mênh mang bất diệt
Bao nặng nhọc máu xương để xanh thẳm dịu dàng.
Tôi sẽ về, sẽ về lại mùa xuân
Dải đồng bằng suốt đời tôi thương nhớ.
(Đoàn Tuấn)
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Thơ tự do
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên là phương thức nào?
Lời giải của GV VietJack
C. Biểu cảm
Câu 3:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai?
Lời giải của GV VietJack
A. Nhân vật “tôi” – người lính
Câu 4:
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ xoay quanh vấn đề nào?
Lời giải của GV VietJack
D. Nỗi nhớ thương về những người đồng đội và quá khứ xưa
Câu 5:
Xác định chủ đề của bài thơ trên?
Lời giải của GV VietJack
C. Ca ngợi sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh và niềm tri ân đối với sự hi sinh của người lính
Câu 6:
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Tôi sẽ về, sẽ về lại mùa xuân” và tác dụng của biện pháp đó là gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Điệp ngữ “sẽ về” nhằm khẳng định lời thề thủy chung với đồng đội
Câu 7:
Dòng nào dưới đây không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ trên?
Lời giải của GV VietJack
D. Sử dụng nghệ thuật biếm họa, khoa trương
Câu 8:
Câu thơ “Ơi! chiến trường xưa!” phân theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?
Lời giải của GV VietJack
B. Câu cảm thán
Câu 9:
Ba cặp câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Anh/chị hãy nêu hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật đó.
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp nghệ thuật: Tương phản và lặp cấu trúc cú pháp
- Hiệu quả: Thể hiện nỗi nhớ, sự xúc động của tác giả khi nghĩ về quá khứ và nhấn mạnh sự hồi sinh của đất nước sau chiến tranh
Câu 10:
Anh/chị hãy nhận xét tình cảm, thái độ của tác giả đối với sự hi sinh của người lính trong bài thơ.
Lời giải của GV VietJack
- Tình cảm, thái độ của tác giả với sự hi sinh của người lính: Xót xa, cảm phục, biết ơn trước những hi sinh cao đẹp của người lính để làm nên độc lập tự do cho dân tộc.
- Nhận xét: Đó là những tình cảm đẹp đẽ, thể hiện sự trân trọng, tri ân của người lính với những người đồng đội của mình. Tình cảm đó được thể hiện một cách xúc động, cảm động!
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Anh/chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya.
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên là phương thức nào?
Câu 6:
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Tôi sẽ về, sẽ về lại mùa xuân” và tác dụng của biện pháp đó là gì?
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!