Câu hỏi:
06/12/2024 323HẬU NGHỆ VÀ HẰNG NGA
Truyền thuyết kể rằng Hậu Nghệ là một người bất tử, trong khi đó Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình và phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Cả hai người là vợ chồng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác ganh ghét, và họ đã vu oan một tội lỗi phạm thiên đình cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu. Từ đó, Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian. Để đáp lại, Vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống cái này vào, hãy bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một năm sau đó mới được uống”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành chơi. Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, sau đó, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga bắt đầu bay về trời. Bấy giờ, có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, cứ một mặt trời thì chiếu một ngày, và cứ thay phiên như vậy trong vòng một ngày. Tuy nhiên, tai họa ập đến, một ngày kia cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày và đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng xuất sắc.
Với chiếc nỏ trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo Hằng Nga. Nhưng đi được đến nửa đường thì thần Gió đã cản chàng lại mặc cho nàng tiên nữ xinh đẹp kia bay đến mặt trăng. Khi vừa đến nơi Hằng Nga bỗng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.
Trong khi đó, ở dương thế, sự mong nhớ và nỗi hối hận ngày đêm cồn cào Hậu Nghệ. Cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó thì Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày Tết Trung thu (rằm tháng 8), hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như để nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người.
(Sưu tầm)
Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
B. Truyện thần thoại
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong văn bản trên?
Lời giải của GV VietJack
C. Tự sự
Câu 3:
Vì sao Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung?
Lời giải của GV VietJack
A. Bị ganh ghét, vu oan
Câu 4:
Khi tất cả mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày, tai họa nào đã ập đến?
Lời giải của GV VietJack
A. Sinh linh trên mặt đất bị thiêu cháy
Câu 5:
Dòng nào dưới đây không phải là chi tiết hoang đường kì ảo trong văn bản?
Lời giải của GV VietJack
A. Cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian
Câu 6:
Vì sao Hằng Nga kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra những viên thuốc giống linh dược?
Lời giải của GV VietJack
B. Hằng Nga mong nhớ, muốn quay về với Hậu Nghệ
Câu 7:
Chi tiết Hậu Nghệ bắn rơi chín mặt trời thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?
Lời giải của GV VietJack
A. Tài giỏi
Câu 8:
Chi tiết mặt trăng luôn thật sáng và tròn vào ngày Tết trung thu đã thể hiện ý nghĩa gì?
Lời giải của GV VietJack
D. Niềm vui, sự hân hoan khi gặp mặt con người
Câu 9:
Anh/chị hãy nêu nhận xét về ý nghĩa chi tiết Hậu Nghệ bắn rơi mặt trời.
Lời giải của GV VietJack
HS nhận xét về ý nghĩa chi tiết Hậu Nghệ bắn rơi mặt trời.
Gợi ý:
- Ngợi ca vẻ đẹp, chiến công của nhân vật trung tâm.
- Lòng biết ơn trước công lao của người anh hùng và khát vọng chinh phục tự nhiên của tác giả dân gian.
Câu 10:
Sau khi bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian. Từ chi tiết này, anh/chị quan niệm như thế nào về khả năng thích ứng của con người trước thử thách? (Trả lời bằng 4-5 câu)
Lời giải của GV VietJack
- Nêu quan niệm của bản thân về khả năng thích ứng của con người trước thử thách
- Lí giải được những lí do nêu quan điểm như vậy.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Anh/chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay ăn quà vặt trong lớp học.
Câu 4:
Khi tất cả mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày, tai họa nào đã ập đến?
Câu 5:
Dòng nào dưới đây không phải là chi tiết hoang đường kì ảo trong văn bản?
Câu 6:
Vì sao Hằng Nga kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra những viên thuốc giống linh dược?
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Đề kiểm tra cuối học kì 1 Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
về câu hỏi!