Câu hỏi:
06/12/2024 9Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm.
+ Tác giả Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là người suốt đời đi tìm cái đẹp. Phong cách sáng tác của ông tài hoa và uyên bác.
+ “Chữ người tử tù” được in trong tập truyện “Vang bóng một thời”, tác phẩm được đánh giá là “một văn phẩm đạt tới sự toàn diện, toàn mĩ”.
+ Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện tấm lòng yêu nước thầm kín và khẳng định cái tài, cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau.
- Tóm tắt nội dung chính của truyện:
+ Huấn Cao là một người có tài viết chữ rất đẹp nhưng do ông chống lại triều đình nên đã bị kết án tử hình.
+ Khi bị giam tại nhà giam, Huấn Cao đã gặp viên quản ngục – một người rất mê tài viết chữ của Huấn Cao và muốn xin chữ của ông Huấn Cao để treo trong nhà.
+ Huấn Cao được viên quản ngục biệt đãi nhưng ông vẫn tỏ ra dửng dưng. Sau khi ông hiểu ra tấm lòng của viên quản ngục đã quyết định cho chữ và khuyên người như viên quản ngục nên về quê sống để giữ “thiên lương cho lành vững”.
- Phân tích, đánh giá chủ đề của truyện:
+ Chủ đề: Quan niệm về cái đẹp và cái thiện của nhà văn Nguyễn Tuân: Cái đẹp không thể chung sống lẫn lộn với cái xấu, cái ác.
→ Chủ đề thể hiện rõ qua cuộc gặp gỡ éo le giữa Huấn Cao và viên quản ngục.
- Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm:
+ Tình huống truyện độc đáo
+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật ấn tượng
+ Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản
- Tóm lược các nhận định trong phần thân bài, khẳng định giá trị của tác phẩm.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 4:
Theo đoạn trích, Tử Hư được giới thiệu là người có tính cách như thế nào?
Câu 5:
Việc thầy của Tử Hư sau khi mất được làm chức trực lại ở cửa Tử đồng cho ta thấy gì về nhân cách của ông?
về câu hỏi!