Câu hỏi:
06/12/2024 141Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt. Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ; đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.
Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói:
- Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên. Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng:
- Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng. Dương Trạm nói:
- Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng. Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên…
(Trích chuyện Phạm Tử Hử lên chơi Thiên Tào, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Trẻ, 2016, Tr.142)
Đoạn trích thuộc thể loại truyện nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
C. Truyền kì
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
Lời giải của GV VietJack
B. Tự sự
Câu 3:
Các nhân vật giao tiếp trong đoạn trích trên là những ai?
Lời giải của GV VietJack
A. Phạm Tử Hư và Dương Trạm
Câu 4:
Theo đoạn trích, Tử Hư được giới thiệu là người có tính cách như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
C. Không ưa kiềm thúc
Câu 5:
Việc thầy của Tử Hư sau khi mất được làm chức trực lại ở cửa Tử đồng cho ta thấy gì về nhân cách của ông?
Lời giải của GV VietJack
A. Người tốt, chính trực, tốt bụng
Câu 6:
Nghĩa của từ Hán Việt “kiềm thúc” được hiểu như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
B. Kiềm chế bó buộc trong hoạt động
Câu 7:
Dòng nào dưới đây không đúng về hiệu quả nghệ thuật của chi tiết kì ảo được sử dụng trong đoạn trích?
Lời giải của GV VietJack
A. Ca ngợi phẩm chất cao quý của Tử Hư
Câu 8:
Nội dung chính của đoạn trích muốn nói về điều gì?
Lời giải của GV VietJack
B. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Dương Trạm và tình nghĩa thầy trò cao quý
Câu 9:
Anh/chị cảm nhận như thế nào về tình nghĩa thầy trò giữa Tử Hư và Dương Trạm trong đoạn trích?
Lời giải của GV VietJack
HS nêu cảm nhận tình nghĩa thầy trò giữa Tử Hư và Dương Trạm trong đoạn trích.
Ví dụ: tình nghĩa gắn bó, kính trọng thầy của mình và yêu thương người học trò của mình.
Câu 10:
Từ những hành động và tình cảm của Tử Hư giành cho người thầy của mình, anh/chị có suy nghĩ gì về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta?
Lời giải của GV VietJack
- HS nêu suy nghĩ về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta
Ví dụ: Truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân ta. Truyền thống nhằm để tôn vinh, kính trọng và sự biết ơn của mỗi cá nhân đối với người thầy của mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Câu 4:
Theo đoạn trích, Tử Hư được giới thiệu là người có tính cách như thế nào?
Câu 5:
Việc thầy của Tử Hư sau khi mất được làm chức trực lại ở cửa Tử đồng cho ta thấy gì về nhân cách của ông?
về câu hỏi!