Câu hỏi:
06/12/2024 222THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN
Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên.
Biền ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên.
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên
Vòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ còn anh với cỏ
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên…
(Trần Đăng Khoa)
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
C. Thơ tự do
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong bài thơ?
Lời giải của GV VietJack
B. Biểu cảm
Câu 3:
Nhan đề của bài thơ “Thơ tình người lính biển” được hiểu như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
C. Nói về tình yêu đôi lứa và tình yêu biển trời tổ quốc của người lính biển
Câu 4:
Các biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong hai câu thơ sau?
“Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên…”
Lời giải của GV VietJack
B. So sánh, ẩn dụ, điệp từ
Câu 5:
Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa biểu tượng như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
A. Nỗi đau mất mát của thiên tai bão lũ và chiến tranh
Câu 6:
Tác dụng của việc lặp lại câu thơ “Biển một bên và em một bên” là gì?
Lời giải của GV VietJack
B. Khẳng định trong tâm hồn người lính biển, tình yêu lứa đôi luôn hòa quyện với tình yêu biển trời Tổ quốc
Câu 7:
Hình ảnh nhân vật anh trong câu thơ “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng” hiện lên như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
C. Người lính vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh, cầm chắc tay súng nơi đảo xa để bảo vệ Tổ quốc
Câu 8:
Nội dung của bài thơ nói về điều gì?
Lời giải của GV VietJack
A. Nói về phút chia tay của nhân vật “anh” với nhân vật “em” để lên đường làm nhiệm vụ của người lính biển
Câu 9:
Anh/chị có suy nghĩ gì về hình ảnh người lính đang canh giữ biển đảo quê hương?
Lời giải của GV VietJack
HS trình bày suy nghĩ của bản thân về hình ảnh người lính đang canh giữ biển đảo quê hương.
Gợi ý:
+ Họ đang ngày đêm làm nhiệm vụ thiêng liêng cho Tổ quốc.
+ Họ hi sinh thầm lặng để canh giữ biển trời Tổ quốc.
+ Họ đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách để giữ vững chủ quyền.
+ Họ là những người lính kiên cường đối mặt với quân thù và bão tố. Họ có tình yêu lí tưởng và tình yêu đất nước, yêu Tổ quốc thiết tha.
+ Chúng ta cảm thông, chia sẻ, cảm phục, trân trọng, biết ơn những người lính biển.
Câu 10:
Từ nội dung bài thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của biển đảo quê hương và trách nhiệm của mỗi người đối với chủ quyền biển đảo.
Lời giải của GV VietJack
- HS trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của biển đảo quê hương và trách nhiệm của mỗi người đối với chủ quyền biển đảo.
+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng)
+ Đảm bảo yêu cầu nội dung:
Ví dụ:
- Ý nghĩa của biển đảo quê hương:
+ Tạo nên sự toàn vẹn lãnh thổ, là chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam
+ Biển đảo mang đến nguồn lợi về kinh tế, du lịch,…
→ Biển đảo trong tâm thức người Việt là đất nước, là cuộc sống; và thực tế hàng ngàn năm lịch sử người Việt đã ra sức dựng xây, bảo vệ, sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo.
- Trách nhiệm của mỗi người:
+ Bảo vệ chủ quyền biển đảo, sự toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm của mỗi người công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
+ Sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể,…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm “Tản Viên từ Phán sự lục” (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên) của Nguyễn Dữ.
Câu 3:
Nhan đề của bài thơ “Thơ tình người lính biển” được hiểu như thế nào?
Câu 4:
Các biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong hai câu thơ sau?
“Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên…”
Câu 5:
Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa biểu tượng như thế nào?
Câu 6:
Tác dụng của việc lặp lại câu thơ “Biển một bên và em một bên” là gì?
về câu hỏi!