Câu hỏi:
06/12/2024 64Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm “Tản Viên từ Phán sự lục” (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên) của Nguyễn Dữ.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm “Tản Viên từ Phán sự lục” (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên) của Nguyễn Dữ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm.
+ Tác giả Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI.
+ “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên” trích trong “Truyền kì mạn lục” chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc. Thông qua nhân vật Ngô Tử Văn, chúng ta học hỏi được những bài học đạo đức quý báu.
- Tóm tắt nội dung chính của truyện: Tác phẩm kể về chàng Ngô Tử Văn đã dũng cảm đấu tranh giành lại bình yên cho dân làng trước hồn ma tên bại tướng phương Bắc. Sau này, nhờ sự tiến cử của Thổ công, chàng đã nhận chức Phán sự ở đền Tản Viên.
- Phân tích, đánh giá về chủ đề của truyện dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm:
+ Tác phẩm ca ngợi con người có sự cương trực, thẳng thắn, dám
đứng lên bảo vệ công lí.
+ Truyện đã lên án, tố cáo những kẻ gian manh và tham lam.
+ Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong xã hội.
- Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm:
+ Cốt truyện đặc sắc, hấp dẫn.
+ Nhân vật khắc họa theo hai tuyến đối lập.
+ Sự kết hợp giữa yếu tố thực và yếu tố ảo.
- Khẳng định giá trị nội dung, nét đặc sắc về chủ đề và hình thức nghệ thuật.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Nhan đề của bài thơ “Thơ tình người lính biển” được hiểu như thế nào?
Câu 4:
Các biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong hai câu thơ sau?
“Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên…”
Câu 5:
Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa biểu tượng như thế nào?
Câu 6:
Tác dụng của việc lặp lại câu thơ “Biển một bên và em một bên” là gì?
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!