Câu hỏi:
06/12/2024 256TỰ TÌNH II
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
(Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Thất ngôn bát cú
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong bài thơ?
Lời giải của GV VietJack
C. Biểu cảm
Câu 3:
Bài thơ là lời tâm sự của ai, về điều gì?
Lời giải của GV VietJack
A. Lời tâm sự của người phụ nữ, giãi bày nỗi cô đơn, buồn tủi, phẫn uất trước con đường tình duyên trắc trở
Câu 4:
Những từ ngữ chỉ thời gian, không gian và hình ảnh trong 4 câu đầu của bài thơ cho thấy tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
B. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi
Câu 5:
Dòng nào dưới đây không thể hiện nội dung đúng về bài thơ trên?
Lời giải của GV VietJack
C. Sự cam chịu cuộc sống, kiếp lẻ mọn của tác giả
Câu 6:
Đâu là từ Hán Việt được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.”
Lời giải của GV VietJack
D. Hồng nhan
Câu 7:
Hai câu thơ nào sau đây bộc lộ sức sống mãnh liệt, cố vươn lên để thoát khỏi số phận ngay cả trong tình huống buồn đau nhất?
Lời giải của GV VietJack
C. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
Câu 8:
Dòng nào sau đây nói về ý nghĩa nhân văn trong bài thơ trên?
Lời giải của GV VietJack
D. Là tiếng kêu thống thiết về nỗi đau duyên tình và khát vọng hạnh phúc
Câu 9:
Anh/chị hãy phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình.
Lời giải của GV VietJack
- Hai câu cuối bài thơ nói lên bi kịch nhưng qua bi kịch lại thấy được khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Xuân Hương: Ngán là chán ngán, ngán ngẩm. Xuân Hương “ngán” lắm rồi nỗi đời éo le, cơ cực.
- Từ “xuân” mang hai nghĩa, vừa là mùa xuân, vừa là tuổi xuân. Mùa xuân của thiên nhiên đi rồi trở lại với hoa lá cỏ cây. Tuổi xuân của con người thì một đi không trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Thêm mỗi lần xuân đi, xuân lại là một lần nỗi buồn lớn hơn.
- Nghịch cảnh càng éo le hơn bởi nghệ thuật tăng tiến trong câu cuối. Ở đây không phải khối tình, cuộc tình tròn đầy, viên mãn mà là “mảnh tình”. Mảnh tình đã nhỏ bé lại còn phải san sẻ - chia bớt, nhường bớt cho người khác nên chỉ còn lại “tí con con” – ít ỏi, tội nghiệp. Câu thơ được viết nên từ những trải nghiệm thấm thía của cuộc đời hai lần làm lẽ.
=> Hai câu kết tuy kết lại ở cảm xúc buồn đau, chán ngán nhưng lại nói lên rất nhiều về tâm hồn rạo rực xuân tình, khát khao mãnh liệt về tình duyên hạnh phúc trọn vẹn của Hồ Xuân Hương
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện “Thần Trụ Trời” trích trong “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới” (Thần thoại Việt Nam).
Câu 4:
Những từ ngữ chỉ thời gian, không gian và hình ảnh trong 4 câu đầu của bài thơ cho thấy tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?
Câu 6:
Đâu là từ Hán Việt được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.”
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!