Câu hỏi:
07/12/2024 314Đọc văn bản sau:
TỪ ẤY
Tố Hữu
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim ...
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha1
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ2 ...
Tháng 7 - 1938
(Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, 2002)
Chú thích:
Tố Hữu (1920-2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế, được xem là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Năm 1938, nhà thơ được kết nạp vào Đảng Cộng sản, là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời, ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với cảm xúc, suy tư sâu sắc, ông viết bài thơ Từ ấy, in trong tập thơ cùng tên. Từ ấy là thời điểm Tố Hữu được đón nhận lý tưởng cộng sản đã làm thay đổi cảm xúc, nhận thức và tình cảm trong nhà thơ.
(1) Kiếp phôi pha: những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương
(2) Cù bất cù bơ: bơ vơ không nơi nương tựa
Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Văn bản trên được viết theo thể thơ: Tự do/Bảy chữ
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Xác định nhân vật trữ tình của văn bản.
Lời giải của GV VietJack
Nhân vật trữ tình của văn bản: tôi/ tác giả
Câu 3:
Tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để chỉ lý tưởng và thể hiện niềm vui sướng, say mê của nhân vật trữ tình trong các câu thơ:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim ...
Lời giải của GV VietJack
Hình ảnh chỉ lý tưởng và thể hiện niềm vui sướng, say mê của nhân vật trữ tình: nắng hạ, mặt trời chân lý, chói qua tim, vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim
Câu 4:
Theo anh/chị, nhịp thơ được thể hiện như thế nào qua việc sử dụng phép điệp cấu trúc trong các dòng thơ in đậm?
Lời giải của GV VietJack
Việc sử dụng phép điệp cấu trúc trong các dòng thơ in đậm đã tạo thành nhịp điệu: sôi nổi, thôi thúc, hăm hở, thiết tha ...
Câu 5:
Từ văn bản trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về sức mạnh của tinh thần đoàn kết (khoảng 5 -7 dòng).
Lời giải của GV VietJack
Gợi ý: Đoàn kết tạo nên sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách; tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp; làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa ...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Tuổi trẻ không có lý tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời (Belinski).
Câu 2:
Nhận xét tình cảm của nhân vật trữ tình với đại gia đình quần chúng cần lao trong khổ thơ dưới đây:
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ ...
Câu 3:
Hãy chỉ ra những từ ngữ bộc lộ sự gắn bó, đồng cảm giữa nhân vật trữ tình và mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ trong các câu thơ:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Câu 5:
Tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để chỉ lý tưởng và thể hiện niềm vui sướng, say mê của nhân vật trữ tình trong các câu thơ:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim ...
Câu 6:
Theo anh/chị, nhịp thơ được thể hiện như thế nào qua việc sử dụng phép điệp cấu trúc trong các dòng thơ in đậm?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 10
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 12
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
14 câu Trắc nghiệm Tìm hiểu chi tiết Chí Phèo Kết nối tri thức có đáp án
về câu hỏi!