Câu hỏi:
10/12/2024 187Nắng đã hanh rồi
Vũ Quần Phương (1)
Nắng đã vàng hanh như phấn bay
Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày
Trước sân mây trắng về đông lắm
Em ở xa nhà em có hay
Em có hình dung những mái tranh
Nắng lên khói ủ mộng yên lành
Vườn sau tre mía xôn xao lá
Anh chẳng là cây cũng trĩu cành
Em có cùng anh lên núi không
Có nghe thầm thĩ tiếng rừng thông
Nắng chiều ngả bóng thông in đất
Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong
Xuân sắp sang rồi xuân sắp qua
Một năm năm mới lại năm qua
Mà sao nắng cứ như tơ ấy
Rung tự trời cao xuống ngõ xa.
(1)Vũ Quần Phương:
- Vũ Quần Phương (sinh năm 1940)
- Quê quán: Nam Định
- Phong cách thơ : Trong trẻo, gần gũi; Thơ ông thường không ồn ào, gân cốt, cũng không rậm rạp, bộn bề sự kiện mà có độ lắng lọc cần thiết của cảm xúc và chiều sâu nghĩ ngợi. Hiện thực cuộc sống đi vào thơ ông, do vậy, thường không nguyên hình, nguyên dạng, không trên bề nổi, mà theo mạch chìm ấm nóng của cảm xúc. Giọng thơ ông thường bình dị, trầm tĩnh.
- Tác phẩm chính: Cỏ mùa xuân, Hoa trong cây, Đợi,..
- Bài thơ “Nắng đã hanh rồi” được In trong tập Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian, (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014, tr33)
Xác định thể thơ của văn bản?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Thể thơ thất ngôn
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Chỉ ra 2 phương thức biểu đạt nổi bật trong bài thơ?
Lời giải của GV VietJack
Hai phương thức biểu đạt nổi bật : Biểu cảm,miêu tả
Câu 3:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Lời giải của GV VietJack
Nhân vật trữ tình: “anh”
Câu 4:
Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát,miêu tả ở thời điểm nào?Chỉ ra những từ ngữ,hình ảnh thể hiện điều đó?
Lời giải của GV VietJack
- Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả vào thời điểm mùa đông.
- Từ ngữ,hình ảnh cho thấy điều đó:
+ Nắng hanh: vừa nắng vừa lạnh khô. Đây là một kiểu thời tiết đặc trưng của mùa đông.
+ Tiếng sếu vọng sông ngày: theo như dân gian, khi nghe tiếng sếu kêu nghĩa là báo hiệu mùa đông.
+ Xuân sắp sang: mùa xuân sắp tới, từ đó thấy được hiện tại chính là mùa đông
Câu 5:
Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Trước sân mây trắng về đông lắm”?
Lời giải của GV VietJack
Biện pháp tu từ : Nhân hóa (Mây-về)
Tác dụng : Giúp cho việc diễn đạt trở nên hình ảnh,sinh động;nhấn mạnh vào dấu hiệu mùa đông đã về.
Câu 6:
Nội dung chính của bài thơ?
Lời giải của GV VietJack
Nội dung chính của bài thơ
Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên vào một buổi chiều đông tươi vui, hừng sáng, ấm áp và đầy sức sống. Bộc lộ tâm trạng vui tươi, yêu đời, yêu người, yêu thiên nhiên, những rung cảm của nhân vật trữ tình trước khung cảnh lãng mạn, nên thơ. Đồng thời cũng cho thấy nỗi nhớ, cảm xúc của “anh” đối với “em”
Câu 7:
Nhận xét về cách gieo vần và tác dụng của cách gieo vần đó trong bài thơ?
Lời giải của GV VietJack
Nhận xét : Qua các khổ thơ, ta thấy được tác giả chú trọng về việc gieo vần ở cuối câu thơ, tạo nên một nhịp cố định cho cả bài thơ. Như khổ 1, vần được gieo là vần “ay”': bay, gày, hay. Hay như khổ 2, vần được gieo ở đây là vần “anh”: tranh, lành, cành. Mỗi vần sẽ được gieo ở câu 1, 2 và 4 của khổ thơ.
Tác dụng :Dễ dàng bắt được nhịp điệu, âm tiết của bài thơ.
Câu 8:
Qua bài thơ em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người?
(Trình bày bằng 1 đoạn văn từ 5-7 dòng)
Lời giải của GV VietJack
- Thiên nhiên và con người gắn bó,giao hòa.
- Con người không chỉ thưởng thức vẻ đẹp của TN mà còn gửi gắm tâm tư,tình cảm qua TN
- Con người phải có ý thức bảo vệ TN...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết bài văn nghị luận phân tích,đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Nắng đã hanh rồi”.
Câu 4:
Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát,miêu tả ở thời điểm nào?Chỉ ra những từ ngữ,hình ảnh thể hiện điều đó?
Câu 5:
Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Trước sân mây trắng về đông lắm”?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 3
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 1)
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 8
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 7
về câu hỏi!