Câu hỏi:
11/12/2024 90Nỗi thương mình
Biết bao bướm lả ong lơi!
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?
Mặt sao dày gió dạn sương?
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì?
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu?
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!
Đôi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai?
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Đoạn thơ là lời của nhân vật nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
D. Lời kể, tả của tác giả nhưng từ ngữ ý thức là của nhân vật Thuý Kiều.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Hình thức đối trong nội bộ các dòng thơ (bướm lả - ong lơi, cuộc say - trận cười, đầy tháng - suốt đêm, lá gió - cành chim, sớm đưa - tối tìm...) không có tác dụng gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Làm cho âm hưởng đoạn thơ thêm hùng hồn.
Câu 3:
Việc láy lại liên tiếp chữ sao trong đoạn thơ sau không có hiệu quả nghệ thuật gì?
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Lời giải của GV VietJack
D. Làm cho sự việc tự phô bày vẻ hài hước của nó.
Câu 4:
Dập dìu lá gió cành chim là chỉ cảnh gì?
Lời giải của GV VietJack
A. Cảnh kĩ nữ tiếp khách làng chơi.
Câu 5:
Chữ xuân trong câu Những mình nào biết có xuân là gì có nghĩa là gì?
Lời giải của GV VietJack
A. Hạnh phúc
Câu 6:
Trong đoạn thơ, bút pháp ẩn dụ, ước lệ, dùng điển tích của Nguyễn Du (bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, Tống Ngọc Trường Khanh, tan tác như hoa giữa đường, dày gió dạn sương, bướm chán ong chường, mưa Sở mây Tần,...) có dụng ý gì?
Lời giải của GV VietJack
D. Tránh nhắc đến cuộc sống ô nhục của Kiều ở chốn lầu xanh.
Câu 7:
Trong đoạn thơ từ Mặc người mưa Sở mây Tần đến câu Ai tri âm đó mặn mà với ai ?, có hai lần từ tả cảnh, kể việc, tác giả chuyển sang khái quát, triết lí. Cách kết cấu như thế có tác dụng gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Làm rõ cái nghịch cảnh, trớ trêu trong cuộc sống của Kiều.
Câu 8:
Ý nào chưa chính xác khi nói về giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích?
Lời giải của GV VietJack
A. Diễn tả nỗi nhớ thương gia đình, Kiều cảm thấy hổ thẹn khi chưa làm trọn nghĩa vẹn tình với cha mẹ.
Câu 9:
Cách sắp xếp từ ai trong câu thơ Ai tri âm đó mặn mà với ai? có gì đặc biệt? Nêu ý nghĩa của vệc sắp xếp đó.
Lời giải của GV VietJack
Cách sắp xếp từ ai trong câu thơ Ai tri âm đó mặn mà với ai? đặc biệt ở chỗ: 1 từ Ai đầu câu thơ và 1 từ ai cuối câu thơ gợi khoảng cách xa vời vợi. Chữ ai thứ nhất chỉ người tri kỉ cách xa chữ ai thứ hai chỉ khách làng chơi như một trời một vực. Chúng ở hai đầu câu thơ nên chẳng bao giờ có sự tri ngộ.
Câu 10:
Nhà thơ Nguyễn Du tỏ thái độ như thế nào với xã hội phong kiến qua văn bản trên?
Lời giải của GV VietJack
Nhà thơ Nguyễn Du tỏ thái độ phê phán, lên án gay gắt cảnh lầu xanh nhơ nhớp trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Câu 11:
Anh/ chị hãy viết bài văn phân tích văn bản Nỗi thương mình của Nguyễn Du.
Lời giải của GV VietJack
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở - Thân – Kết.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn phân tích văn bản Nỗi thương mình – Nguyễn Du.
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác, tác phẩm.
- Nêu khái quát điểm đặc sắc của văn bản.
2. Thân bài
Nêu các ý cụ thể để phân tích văn bản
- Phân tích nội dung, ý nghĩa văn bản
- Phân tích các điểm đặc sắc về nghệ thuật văn bản
3. Kết bài
Nêu đánh giá khái quát về văn bản.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hình thức đối trong nội bộ các dòng thơ (bướm lả - ong lơi, cuộc say - trận cười, đầy tháng - suốt đêm, lá gió - cành chim, sớm đưa - tối tìm...) không có tác dụng gì?
Câu 2:
Việc láy lại liên tiếp chữ sao trong đoạn thơ sau không có hiệu quả nghệ thuật gì?
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Câu 4:
Chữ xuân trong câu Những mình nào biết có xuân là gì có nghĩa là gì?
Câu 5:
Trong đoạn thơ, bút pháp ẩn dụ, ước lệ, dùng điển tích của Nguyễn Du (bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, Tống Ngọc Trường Khanh, tan tác như hoa giữa đường, dày gió dạn sương, bướm chán ong chường, mưa Sở mây Tần,...) có dụng ý gì?
Câu 6:
Trong đoạn thơ từ Mặc người mưa Sở mây Tần đến câu Ai tri âm đó mặn mà với ai ?, có hai lần từ tả cảnh, kể việc, tác giả chuyển sang khái quát, triết lí. Cách kết cấu như thế có tác dụng gì?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 3
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 1)
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 8
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 7
về câu hỏi!