Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Nỗi thương mình

Biết bao bướm lả ong lơi!
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?
Mặt sao dày gió dạn sương?
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì?
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu?
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!
Đôi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai?

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Câu 1:

Đoạn thơ là lời của nhân vật nào?

Xem đáp án

Câu 2:

Hình thức đối trong nội bộ các dòng thơ (bướm lả - ong lơi, cuộc say - trận cười, đầy tháng - suốt đêm, lá gió - cành chim, sớm đưa - tối tìm...) không có tác dụng gì?

Xem đáp án

Câu 3:

Việc láy lại liên tiếp chữ sao trong đoạn thơ sau không có hiệu quả nghệ thuật gì?

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.

Xem đáp án

Câu 4:

Dập dìu lá gió cành chim là chỉ cảnh gì?

Xem đáp án

Câu 5:

Chữ xuân trong câu Những mình nào biết có xuân là gì có nghĩa là gì?

Xem đáp án

Câu 6:

Trong đoạn thơ, bút pháp ẩn dụ, ước lệ, dùng điển tích của Nguyễn Du (bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, Tống Ngọc Trường Khanh, tan tác như hoa giữa đường, dày gió dạn sương, bướm chán ong chường, mưa Sở mây Tần,...) có dụng ý gì?

Xem đáp án

Câu 7:

Trong đoạn thơ từ Mặc người mưa Sở mây Tần đến câu Ai tri âm đó mặn mà với ai ?, có hai lần từ tả cảnh, kể việc, tác giả chuyển sang khái quát, triết lí. Cách kết cấu như thế có tác dụng gì?

Xem đáp án

Câu 8:

Ý nào chưa chính xác khi nói về giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích?

Xem đáp án

4.6

50 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%