Câu hỏi:
14/12/2024 368Đọc văn bản sau:
Lược dẫn: Cậu bé Pô-rô bị bệnh đã mười tháng. Mẹ cậu đã gửi thư đến đài phát thanh[1] chương trình “Gia đình vui vẻ” mà cậu yêu thích với mong muốn gửi lời chúc mừng nhân ngày sinh nhật cùng lời động viên con. Buổi tối ngày sinh nhật cậu, mẹ cậu phấn khởi rời nhà đi mượn chiếc đài thu thanh để dành bất ngờ cho con. Khi mẹ vừa rời khỏi nhà, Pô-rô lấy ra bức thư cậu đã giấu sáng nay.
…Đây là lá thư mà nhân viên bưu tá[2] gửi đến ban ngày, lúc mẹ không có nhà. Khi mở thư ra xem, Pô-rô sững người. Cậu nhận ra lá thư là do mẹ viết gửi cho đài phát thanh thành phố:
“Thưa các ngài! Ngày 26 này là sinh nhật của Pô-rô, con trai tôi. Tôi biết trong tiết mục “Gia đình vui vẻ” vào 8 giờ 30 phút tối hàng ngày, các ngài sẽ đọc danh sách và lời chúc mừng hạnh phúc những người sinh ra vào ngày ấy. Vì thế, cho nên tôi muốn xin các ngài giúp đỡ tôi, có thể trong ngày sinh nhật của con trai tôi đọc tên của cháu trên đài phát thanh, và chúc mừng sinh chật của cháu.
Cháu đã ốm liệt giường mười tháng rồi, nhưng cháu không hề oán thán, vẫn kiên trì tự học theo chương trình của nhà trường. Tôi hi vọng các ngài có thể nói trong đài phát thanh rằng: Bạn học sinh Pô-rô Ha-tơ ở thanh phố Miu-dơ-xi! Hôm nay là sinh nhật mười một tuổi của bạn, chúc mừng bạn Pô-rô, bởi vì bạn là một người con dũng cảm và lạc quan. Chúc bạn sinh nhật vui vẻ!”
Góc trên lá thư còn có lời phúc đáp[3] của đài phát thanh:
“Chúng tôi rất tiếc thông báo với bà: “Lời chúc sinh nhật” trong tiết mục “Gia đình vui vẻ” sẽ cắt bỏ từ ngày 25 tháng này. Rất xin lỗi!”
Đúng lúc ấy, Pô-rô nhìn thấy mẹ nặng nhọc mang một chiếc máy thu thanh đi vào. Tuyết phủ đầy người mẹ. Mẹ đặt chiếc máy thu thanh lên bàn.
“Còn có hai mươi phút nữa tiết mục bắt đầu!” – Mẹ vừa nói vừa mở máy thu thanh. Thế là, trong phòng tràn đầy tiếng nhạc trầm ấm. Âm nhạc vừa ngừng, tiết mục “Gia đình vui vẻ” liền bắt đầu.
“Mẹ, mẹ!” – Pô-rô nói khẽ.
“Làm sao thế, con?”
“Ô, không có gì, mẹ ơi, mẹ nghỉ đi!” – Pô-rô cắn môi.
Âm nhạc cuối cùng cũng ngừng. Vẻ mặt của Pô-rô hồi hộp. “Bây giờ là tiết mục “Gia đình vui vẻ”. Xin mời các bậc cha mẹ và các em theo dõi...” – Trong máy thu thanh truyền ra một giọng nam ấm áp của phát thanh viên[4]. Pô-rô nín thở, tay của mẹ đang nắm chặt tay cậu.
Phát thanh viên nói: “Đài phát thanh trước đây dự định cắt đi tiết mục chúc mừng sinh nhật, nhưng...”
Ôi, kế hoạch thay đổi rồi! Nhưng tại sao thư của mẹ lại bị trả về nhỉ? Hay là trước khi thay đổi kế hoạch, họ đã trả thư về?
“Hôm nay, kỉ niệm sinh nhật của quý bà Ma-tin Tôt-ti, quý bà Tra-ruây, quý ông Si-mít,...”
Pô-rô run bần bật. Cho đến khi tiết mục kết thúc, Pô-rô vẫn không thấy phát thanh viên đọc tên của mình. Họ đã quên mất bức thư của mẹ. Nước mắt của Pô-rô chảy ra từ khóe mắt. Cậu quay nhìn mẹ. Tất bật suốt ngày, mẹ đã ngủ thiếp đi, trong mơ, gương mặt mẹ vẫn mỉm cười.
Pô-rô lau nước mắt, lay lay mẹ, nói lớn: “Nghe thấy không, mẹ? Mẹ nghe thấy họ nói gì không?”
“Trời ơi! Làm sao mẹ lại ngủ mất?” – Mẹ mở mắt rồi hỏi. “Họ nói những gì vậy con?”
“Họ nói hôm nay là sinh nhật của con, nói con là đứa dũng cảm và lạc quan. Đồng thời còn chúc con sinh nhật vui vẻ! Ôi, con phấn khởi quá! Mẹ ạ!” – Pô-rô rúc đầu vào lòng mẹ. Mẹ mỉm cười, trong khóe mắt cũng ánh lên những tia sáng yêu thương và tự hào.
Pô-rô cũng rơm rớm nước mắt mỉm cười. Cậu cảm thấy mình nhận được một phần quà sinh nhật đáng để trân trọng lưu giữ suốt đời.
(Dẫn theo “Quà sinh nhật”, Rô-bớc Mô-rin (Mỹ), Vũ Phong Tạo dịch qua bản tiếng Trung, Tạp chí “Văn học và Tuổi trẻ” số 3 (279) năm 2013, trang 48-50)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Câu chuyện được kể bằng lời người kể chuyện.
- Tác dụng: tạo sự khách quan, đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác mọi sự việc, diễn biến trong câu chuyện.Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
- Đoạn văn “Ôi, kế hoạch thay đổi rồi! Nhưng tại sao thư của mẹ lại bị trả về nhỉ? Hay là trước khi thay đổi kế hoạch, họ đã trả thư về?” là lời độc thoại của nhân vật Pô-rô.
- Dấu hiệu nhận biết: đoạn văn thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của câu bé Pô-rô sau khi nghe lời nói của phát thanh viên. Đồng thời, đoạn văn cũng không sử dụng dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang ở đầu câu (dấu hiệu nhận biết lời đối thoại).Câu 3:
Hành động của nhân vật Pô-rô trong đoạn văn in đậm thể hiện cậu bé là người như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Thông điệp từ câu chuyện: Tình yêu thương không đến từ những điều lớn lao mà hiện diện qua cách chúng ta yêu thương, quan tâm, mong muốn mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. Đó mới chính là quý giá nhất của con người trong cuộc đời này.
Lưu ý:
- Tuỳ theo suy nghĩ, cách hiểu riêng của thí sinh, giám khảo cho điểm; chú ý đánh giá cao những câu trả lời thể hiện quan điểm riêng, mới mẻ theo hướng tích cực, tiến bộ của thí sinh.
- Câu trả lời của thí sinh không đảm bảo dung lượng trừ 0.25 điểm; mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp trừ 0.25 điểm.Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
* Về hình thức, kỹ năng
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận phân tích một truyện kể.
- Triển khai được luận điểm/ ý kiến, có sử dụng lí lẽ, bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm/ ý kiến.
- Viết một đoạn văn (không tách đoạn).
- Mở đoạn bằng chữ viết hoa và lùi vào đầu dòng; dùng dấu câu phù hợp để kết thúc đoạn văn.
- Đảm bảo dung lượng khoảng 500 chữ.
- Đoạn văn diễn đạt mạch lạc, có sử dụng phép liên kết câu.
- Đoạn văn đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Về nội dung
- Mở đoạn: Giới thiệu bối cảnh câu chuyện; khái quát những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
- Thân đoạn: Trình bày luận điểm/ ý kiến về những nét đặc sắc nghệ thuật, phân tích lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm. Thí sinh có thể triển khai từ hai trong các nội dung sau:
+ Truyện kể ở ngôi thứ ba, đặt điểm nhìn vào nhân vật cậu bé Pô-rô tạo nên sự khách quan, đồng thời cho thấy diễn biến tâm trạng và hành động của cậu bé Pô-rô.
+ Cốt truyện khá đơn giản, không có nhiều cao trào những vẫn làm nổi bật tình cảm mẹ con cậu bé Pô-rô dành cho nhau. Ý nghĩa truyện vẫn được truyền tải sâu sắc.
+ Xây dựng nhân vật mang nhiều ý nghĩa:
Cậu bé Pô-rô mặc dù bị ốm nhưng vẫn rất quan tâm, yêu thương, mong muốn mẹ hạnh phúc bằng cả tấm lòng.
Mẹ cậu bé mặc dù bận rộn những bà vẫn nỗ lực tìm mọi cách để động viên tinh thần cho con, yêu thương con và mong muốn con khỏi bệnh.
+ Lời đối thoại được xây dựng tự nhiên, hợp lý.
• Ngôn ngữ giản dị, sâu lắng, thấm đẫm triết lí; đối thoại mẹ con dịu dàng, trìu mến, tha thiết.
• …
- Kết đoạn: Khẳng định lại luận điểm/ ý kiến về những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.* Về sáng tạo
Đoạn văn có sự sáng tạo trong cách hành văn (triển khai được các ý tưởng mới mẻ; cách mở đoạn lôi cuốn, hấp dẫn; cách kết đoạn đặc sắc, ấn tượng;…).
Lưu ý:
- Trên đây chỉ là một số gợi ý cho nội dung đoạn văn, giám khảo cho điểm tuỳ theo nội dung đoạn văn thí sinh viết, chú ý ghi nhận, đánh giá cao những bài làm có sự sáng tạo, hướng đến những giá trị tích cực của vấn đề.
- Thí sinh viết đoạn văn lạc đề đạt tối đa 1.0 điểm.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Câu 3:
Hành động của nhân vật Pô-rô trong đoạn văn in đậm thể hiện cậu bé là người như thế nào?
Câu 5:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!