Câu hỏi:
14/12/2024 261I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Tôi hát bài ca về cố hương tôi
Bằng khúc ruột tôi đã chôn ở đó
Nó không tiêu tan
Nó thành con giun đất
Bò âm thầm dưới vại nước, bờ ao
Bò quằn quại qua khu mồ dòng họ
Bò qua bãi tha ma người làng chết đói
Đất đùn lên máu chảy dòng dòng
Tôi hát, tôi hát bài ca về cố hương tôi
Trong những chiếc tiểu sành đang xếp bên lò gốm
Một mai đây tôi sẽ nằm trong đó
Kiếp này tôi là người
Kiếp sau phải là vật
Tôi xin ở kiếp sau là một con chó nhỏ
Để canh giữ nỗi buồn – báu vật cố hương tôi.
(Trích Bài hát về cố hương tôi, Nguyễn Quang Thiều, Sự mất ngủ của lửa,
Nxb Lao Động, Hà Nội 1992)
Cho biết nội dung chính của đoạn thơ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Cho biết ý nghĩa của các hình ảnh: con giun đất, con chó nhỏ trong đoạn trích.
Lời giải của GV VietJack
– Hình ảnh con giun, con chó chính là sự hóa thân của tác giả vào quê hương.
– Con giun để gắn bó, con chó để luôn trung thành với quê hương.Câu 3:
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ qua các dòng thơ:
Bò âm thầm dưới vại nước, bờ ao
Bò quằn quại qua khu mồ dòng họ
Bò qua bãi tha ma người làng chết đói.
Lời giải của GV VietJack
– Phép điệp ngữ/ điệp cú pháp.
– Tác dụng:
+ Tạo nên âm hưởng da diết, sâu lắng về quê hương.
+ Thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng.Câu 4:
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình cảm của tác giả qua đoạn trích.
Lời giải của GV VietJack
– Thể hiện tình yêu quê hương của người con xa xứ.
– Đó là một thứ tình cảm thiêng liêng, sâu nặng, ân nghĩa, thủy chung.Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Thông điệp từ văn bản trên: hãy luôn trân trọng, yêu quý, tự hào,.. vẻ đẹp bình dị của quê hương mình.
(HS có thể diễn đạt những ý tương tự vẫn cho điểm tối đa)Câu 6:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn hình tượng đất nước được thể hiện trong đoạn thơ sau:
[…]
đất nước
có thể đó là một chú dế mèn
gọi mùa thu về chập chờn ngoài cửa lớp
là trái bồ kết để em gội tóc
thơm hoài trong hơi thở buổi tự tình
có thể là một sáng bình minh
chú gà gáy chùng chình trong gió sớm
đường đi học có cu cườm và bướm
cũng bay theo ấm áp mặt trời lên
đất nước là cây cỏ không tên
những Vô Danh đối đầu cùng giông bão
chân lấm tay bùn làm ra lúa gạo
là đêm trăng bên cái giếng đầu làng
em khua gầu làm vỡ ánh trăng tan
năm ấy tôi mới vừa mười bày tuổi
sáng đầu thu trước sân nhà rụng đầy hoa bưởi
tôi đưa tay hứng lấy mối tình đầu. […]
(Trích Định nghĩa về đất nước, Lê Minh Quốc, in trong Tôi vẽ mặt tôi,
NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1994)
Chú thích: Nhà thơ Lê Minh Quốc sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, từng là bộ đội ở chiến trường K (1977 – 1982), nguyên Trưởng ban Văn hóa – Văn nghệ báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh (nhiệm kì 2020 - 2025). Anh là cây bút đa tài và sung sức của làng văn làng báo, đã xuất bản hàng chục đầu sách ở nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, biên khảo.
Lời giải của GV VietJack
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc song hành. |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình tượng đất nước. |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: – Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: + Đất nước, theo quan niệm của tác giả, là những gì rất gần gũi, thân thuộc với cuộc sống của mỗi con người. + Đất nước là những sự vật thân thuộc: chú dế mèn, trái bồ kết, tiếng gà gáy, con đường đi học, cây cỏ không tên. + Đất nước là những người nông dân bình dị, vô danh, suốt một đời thầm lặng, lam lũ vất vả nhưng cũng sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc (đối đầu cùng giông bão). Đất nước gắn liền với hình ảnh người con gái ta yêu, là mối tình đầu đầy thơ mộng. → Cách cảm nhận của tác giả về đất nước thật độc đáo, làm cho đất nước vốn là một khái niệm trừu tượng, xa xôi bỗng trở nên gần gũi, cụ thể và thấm đẫm trong mỗi con người. |
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Lựa chọn các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
Câu 7:
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) bàn về ý nghĩa của việc luôn biết lắng nghe.
Lời giải của GV VietJack
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội. |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của việc luôn biết lắng nghe. |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận của bài viết: – Lựa chọn các thao tác lập luận giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh,... một cách phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận. – Cần làm rõ việc biết lắng nghe là một thái độ lịch sự và cầu thị; lắng nghe để hiểu, để biết; lắng nghe giúp cho chúng ta tạo được những quan hệ tốt đẹp, thành công trong cuộc sống. |
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Triển khai đúng bố cục của kiểu bài. – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho biết ý nghĩa của các hình ảnh: con giun đất, con chó nhỏ trong đoạn trích.
Câu 2:
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ qua các dòng thơ:
Bò âm thầm dưới vại nước, bờ ao
Bò quằn quại qua khu mồ dòng họ
Bò qua bãi tha ma người làng chết đói.
Câu 3:
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình cảm của tác giả qua đoạn trích.
Câu 5:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn hình tượng đất nước được thể hiện trong đoạn thơ sau:
[…]
đất nước
có thể đó là một chú dế mèn
gọi mùa thu về chập chờn ngoài cửa lớp
là trái bồ kết để em gội tóc
thơm hoài trong hơi thở buổi tự tình
có thể là một sáng bình minh
chú gà gáy chùng chình trong gió sớm
đường đi học có cu cườm và bướm
cũng bay theo ấm áp mặt trời lên
đất nước là cây cỏ không tên
những Vô Danh đối đầu cùng giông bão
chân lấm tay bùn làm ra lúa gạo
là đêm trăng bên cái giếng đầu làng
em khua gầu làm vỡ ánh trăng tan
năm ấy tôi mới vừa mười bày tuổi
sáng đầu thu trước sân nhà rụng đầy hoa bưởi
tôi đưa tay hứng lấy mối tình đầu. […]
(Trích Định nghĩa về đất nước, Lê Minh Quốc, in trong Tôi vẽ mặt tôi,
NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1994)
Chú thích: Nhà thơ Lê Minh Quốc sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, từng là bộ đội ở chiến trường K (1977 – 1982), nguyên Trưởng ban Văn hóa – Văn nghệ báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh (nhiệm kì 2020 - 2025). Anh là cây bút đa tài và sung sức của làng văn làng báo, đã xuất bản hàng chục đầu sách ở nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, biên khảo.
Câu 6:
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) bàn về ý nghĩa của việc luôn biết lắng nghe.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
về câu hỏi!