Câu hỏi:

14/12/2024 336

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

[Giới thiệu: Nguyễn Trãi ở Đông Quan là vở kịch dựa trên sự kiện lịch sử có thật (khi giặc Minh xâm lược, nhiều quan lại và trí thức của nước ta, trong đó có cha của Nguyễn Trãi bị bắt lưu đày sang Trung Quốc). Sau khi tiễn cha đi đày, trở về Đông Quan, Nguyễn Trãi đã chứng kiến biết bao cảnh ngang trái, đau lòng mà giặc Minh gây ra. Ông nung nấu ý chí đánh đuổi giặc Minh. Đoạn trích dưới đây kể về cuộc đối thoại giữa Nguyễn Trãi với cô Cúc – con gái nhà dệt lụa phường Nghi Tàm và cuộc gặp gỡ giữa Nguyễn Trãi với Trần Nguyên Hãn – một quý tộc nhà Trần, người sau này trở thành danh tướng nổi tiếng.] 

CÚC: Ông Hãn đang đợi, chắc nội đêm nay, ông ấy sẽ đến gặp ông, nói chuyện.

NGUYỄN TRÃI: ... Đồng bằng qua cơn lửa. Cây cỏ đều thơm lại ... Thật ra vẫn là cây cỏ ấy, chỉ có nhận ra được là không phải dễ. Có phải không cô? Nhìn cho thấu một con người không dễ chút nào, thời buổi này, người ta hay có nhiều bộ mặt. Dùng con mắt nào mà nhìn bây giờ?

CÚC: Dạ vâng, lòng người có thước nào đo được. Cái mà quanh co của con người thật ghê gớm. Mà lòng thương của con người, cũng không cùng... Tôi nghĩ, có nhẽ con người ta còn có hai mắt khác nữa, hai con mắt này mở ra thì nhìn được vào lòng người.

NGUYỄN TRÃI: Nghe cô mà tôi thầm giật mình. Có khi càng lọc lõi, khôn ngoan thì hai con mắt mình lại tối mờ đi... Hay là vì tôi đã phải chống chọi quá nhiều! Có khi cứ ngây thơ, trong trẻo, mà lại nhìn rõ. 

CÚC: Cũng có khi người phải tự chống chọi với mình để mà sống...

NGUYỄN TRÃI: Ôi chao! Cô là ai mà hiểu nông nỗi làm người đến vậy!

 [...]

(Chuyển ánh sáng. Đêm. Trần Nguyên Hãn ngồi bên đèn cùng Nguyễn Trãi.)

TRẦN NGUYÊN HÃN: Bấy lâu nay tôi chưa tìm đến ông, chỉ vì tôi muốn đợi một lúc nào đích đáng... Tôi ở nơi rừng đồi từ nhỏ, chỉ quen với công việc ruộng nương, săn bắn. Chữ nghĩa thì kém, cũng ham đọc đôi quyển binh thư, nhưng bây giờ mọi việc đúng sai ở đâu, đi con đường nào, thật khó quá! Tôi mới làm người bán dầu rong để dễ đi rộng đây đó, gặp được nhiều hạng người, lấy những điều mắt thấy tai nghe mà suy nghĩ. Gần đây tôi có gặp ông Lê Cảnh Tuân, ông Lê có ý tìm ông cùng mấy ông nữa, để bàn một việc. Vua Trùng Quang mới cho người ra mời các ông danh sĩ Thăng Long giúp cho việc lớn.

NGUYỄN TRÃI: Ông thấy vua Trùng Quang là người thế nào? 

TRẦN NGUYÊN HÃN: Tuy là người cùng họ, tôi không được quen biết nhiều với bên nhà vua. Tôi cũng đã có tìm vào Nghệ An, đến nơi đóng quân, nhưng thấy giữa nơi thôn dã xơ xác mà nghi vệ triều đình cách bức quá, mình chẳng qua là anh bán dầu rong, nên tôi lại về. Nói thật, tôi là người đích họ Trần nhưng tôi chưa thấy ông nào người họ Trần chúng tôi phá nổi quân Minh.

[...]

NGUYỄN TRÃI: Đời trước, nhà Trần ta đánh Nguyên là lúc đang thế nổi lên, cả nước một lòng. Hưng Đạo Vương cầm chắc quân mạnh trong tay, quần nhau với giặc, cho nó lồng lên chạy ngược chạy xuôi, phơi mỏng, trải dài. Vương bấy giờ chọn nơi, chọn lúc, giáng đòn chết tươi, quật gẫy xương sống của nó! Công việc thời ấy là lấy sức cả nước mà đánh đuổi giặc. Còn bây giờ đánh quân Minh này là phải làm sao lấy lại được nước từ trong tay giặc... Sắp tới đây, sợ rằng còn tơi bời, tan tác nữa. Có khi phải lấy lại từng người từ trong tay nó!

TRẦN NGUYÊN HÃN: Chà! Tôi thấy rồi! Lấy lại nước từ trong tay giặc! Lấy lại từng người từ trong tay nó! Phải rồi! Công việc này khác hẳn, mình phải có thao lược khác! Nếu không thì cứ như chui mãi vào cái sừng trâu! Bây giờ phải bắt đầu như thế nào đây... xin ông nói rõ thêm.  

NGUYỄN TRÃI: Tôi nghĩ, có lẽ phải từ đốm nhỏ mà mở dẫn ra như vết dầu loang. Không nên vội tính chuyện đánh thành, mà có lẽ trước tiên phải biết đánh vào lòng người, lòng dân ta và cả quân địch nữa! Chịu nhịn đói để dân có cái ăn, chịu xả thân để dân còn được sống, nói cho cùng, ở đâu rõ nhân nghĩa thì lòng người hướng về đấy. Sao cho dân ta mọi nơi ngóng trông, mà bên địch thì nó phân vân, chần chừ, khó quyết. Cách dùng binh thì đừng ham dàn quân đối mặt với nó. Phải tỉa nó trước, khoét nó sau. Lấy yếu chống mạnh, đánh bất ngờ. Lấy ít đánh nhiều, dùng mai phục. Đừng chê nhỏ, đừng vội tham to, giấu tung tích cho kín, hiện đằng đông mà đánh đằng tây, góp gió thành bão, vừa đánh vừa gây dựng, từ nhiều suối nhỏ mà dần họp thành sông lớn.

TRẦN NGUYÊN HÃN: Sao ông nhìn thấy được như vậy!

NGUYỄN TRÃI: Nói thì dễ, ông ạ. Chỉ có nói thì chưa động được đến sợi lông chân của nó. 

TRẦN NGUYÊN HÃN: Nhưng mà tìm ra đúng sai cho sáng rõ thì không dễ chút nào. Có khi dám lăn vào lửa, mà mở mắt nhìn vào cái thật. Nghe ông mà tôi vẫn còn bàng hoàng cả người!

NGUYỄN TRÃI: Ông đã nhìn thấy người làm được việc như vậy ở đâu chưa?

TRẦN NGUYÊN HÃN:  Chưa, ông ạ. 

(Trích Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Nguyễn Đình Thi, NXB Sân khấu, 2006)

Trong đoạn trích trên, nhân vật cô Cúc đã báo cho Nguyễn Trãi biết thông tin gì?

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Nhân vật cô Cúc đã báo cho Nguyễn Trãi biết thông tin Trần Nguyên Hãn đến gặp Nguyễn Trãi.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Qua đối thoại với Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn đã nhìn nhận như thế nào về thực trạng của họ Trần trong công cuộc đánh đuổi giặc Minh?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Qua đối thoại với Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn đã nhận thấy trong hoàng tộc họ Trần, không ai có thể phá nổi quân Minh.

Câu 3:

Câu nói của nhân vật cô Cúc “cũng có khi người phải tự chống chọi với mình để mà sống ...” đã tác động như thế nào đến tâm tư của Nguyễn Trãi?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Câu nói của nhân vật cô Cúc “cũng có khi người phải tự chống chọi với mình để mà sống ...” đã khiến Nguyễn Trãi giật mình, cảm thán, nhận ra sự đồng cảm sâu sắc của cô với ông.

Câu 4:

Qua lời thoại với Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi đã bộc lộ tâm tư và phẩm chất gì?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Qua những lời thoại với Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi đã bộc lộ khát khao tìm kiếm một vị minh chúa để đem tài phò trợ, đánh đuổi giặc Minh; thể hiện tình yêu nước mãnh liệt và một trí tuệ hơn người, nhìn rõ thời thế, hiểu rõ vai trò của nhân dân.

Câu 5:

Trong đoạn trích, nhân vật cô Cúc từng nói “cái mà quanh co của con người thật ghê gớm. Mà lòng thương của con người, cũng không cùng...”.

Anh/chị có đồng tình với quan niệm này không? Vì sao?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Với câu hỏi này, học sinh cần trình bày hai ý chính:

– Nêu rõ quan điểm của bản thân (đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần/...).

– Lí giải lí do có quan điểm như vậy.

Câu 6:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu nhận xét của anh/chị về mối quan hệ giữa chủ thể trữ tình (“ta”) và không gian đất trời trong đoạn trích sau:

Trời rộng lắm mà ta thì bé nhỏ

Như chim non đơn lẻ dưới trời xa

Với bão táp bao lần đôi cánh mỏi

Vẫn chỉ riêng mình. Ta với ta.

(Trích Hành khất, Bảo Ngọc, in trong Giữ lửa, NXB Hội Nhà văn, 2015)

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nhận xét về mối quan hệ giữa chủ thể trữ tình (“ta”) và không gian đất trời trong đoạn trích Hành khất, Bảo Ngọc.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

+ Chủ thể trữ tình xuất hiện trong đoạn thơ như một cá thể nhỏ bé, đơn lẻ; “ta” được so sánh như “chim non đơn lẻ” bị lạc giữa không gian vũ trụ xa rộng, với “bão táp bao lần”.

+ Sự tương phản giữa “ta” và không gian làm nổi bật sự cô đơn, nhỏ bé, hữu hạn của kiếp người.

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 7:

Câu 2. (4,0 điểm)

Lấy hình ảnh đèn tín hiệu giao thông làm nguồn cảm hứng để mở rộng liên tưởng, tưởng tượng, anh/chị hãy viết một bài luận với chủ đề “Hãy dừng lại trước tín hiệu đèn đỏ”.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội.    

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Chủ đề “Hãy dừng lại trước tín hiệu đèn đỏ”.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận của bài viết:

– Xác định được các ý chính của bài viết.

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Dưới đây là một số định hướng viết bài:

+ Trong hệ thống tín hiệu đèn giao thông tại những điểm giao lộ, đèn đỏ là tín hiệu cảnh báo, nhắc nhở, ra hiệu lệnh cho người tham gia giao thông phải dừng lại với mục đích bảo đảm an toàn cho người và tài sản khi tham gia giao thông.

+ Dừng lại trước tín hiệu đèn đỏ, người tham gia giao thông thể hiện sự tuân thủ pháp luật, biết tôn trọng người tham gia giao thông; quý trọng tính mạng của mình và người khác. Ngược lại, nếu không biết dừng trước đèn đỏ, con người có thể gây tai nạn và những hậu quả nguy hiểm khác.

+ Mở rộng liên tưởng:

• Trong cuộc sống, việc theo đuổi một mục đích nào đó cũng giống như hành trình tham gia giao thông. Đôi khi, con người cũng cần chú ý đến những cảnh báo và dừng lại suy ngẫm, quan sát trước những cảnh báo, dù cảnh báo ấy đến từ bất cứ phía nào. Tín hiệu đèn đỏ như một lời nhắc nhở ta cần tỉnh táo để tránh những sự hiện việc quá đà, cực đoan. Nếu chỉ say mê theo đuổi mục đích mà quên đi cảnh báo, con người có thể gặp những rủi ro khôn lường.

• Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu theo đuổi một mục tiêu lớn mà quá thận trọng cân nhắc rủi ro, người ta có thể đánh mất đi những cơ hội quý báu. Vì vậy, bài học đặt ra là cần biết tỉnh táo, thận trọng, cân nhắc trước mỗi sự cảnh báo khi theo đuổi mục tiêu. Tuy nhiên, cũng cần sự quyết liệt trước mỗi cơ hội trong cuộc sống.

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Qua đối thoại với Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn đã nhìn nhận như thế nào về thực trạng của họ Trần trong công cuộc đánh đuổi giặc Minh?

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 2:

Câu nói của nhân vật cô Cúc “cũng có khi người phải tự chống chọi với mình để mà sống ...” đã tác động như thế nào đến tâm tư của Nguyễn Trãi?

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 3:

Qua lời thoại với Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi đã bộc lộ tâm tư và phẩm chất gì?

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 4:

Trong đoạn trích, nhân vật cô Cúc từng nói “cái mà quanh co của con người thật ghê gớm. Mà lòng thương của con người, cũng không cùng...”.

Anh/chị có đồng tình với quan niệm này không? Vì sao?

Xem đáp án » 15/12/2024 0

Câu 5:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu nhận xét của anh/chị về mối quan hệ giữa chủ thể trữ tình (“ta”) và không gian đất trời trong đoạn trích sau:

Trời rộng lắm mà ta thì bé nhỏ

Như chim non đơn lẻ dưới trời xa

Với bão táp bao lần đôi cánh mỏi

Vẫn chỉ riêng mình. Ta với ta.

(Trích Hành khất, Bảo Ngọc, in trong Giữ lửa, NXB Hội Nhà văn, 2015)

Xem đáp án » 15/12/2024 0

Câu 6:

Câu 2. (4,0 điểm)

Lấy hình ảnh đèn tín hiệu giao thông làm nguồn cảm hứng để mở rộng liên tưởng, tưởng tượng, anh/chị hãy viết một bài luận với chủ đề “Hãy dừng lại trước tín hiệu đèn đỏ”.

Xem đáp án » 15/12/2024 0

Bình luận


Bình luận