Câu hỏi:
15/12/2024 212Đọc các văn bản sau:
Văn bản 1 Khói bếp chiều ba mươi [1] Con đi xa vẫn nhớ nao lòng Khói bếp nồng thơm mái rạ Chiều ba mươi quây quần bên bếp lửa Nồi bánh chưng nghi ngút trước giao thừa
[2] Ba mươi này mẹ gói bánh chưng chưa Mâm cỗ tất niên hương tỏa ấm Ba mươi này mẹ vào ra trông ngóng Khói bếp xanh quấn quyện trước hiên nhà
[3] Ba mươi này, mẹ biết đứa con xa Lòng canh cánh nhớ quê biết mấy Khói bếp của chiều xưa thức dậy Thuở ấu thơ vĩnh viễn đã qua rồi!
[4] Khói bếp chiều phơ phất ba mươi Cứ ám ảnh và thiêng liêng gợi nhớ Vòng tay mẹ... và chúng con bé nhỏ Mà tháng năm vời vợi không nguôi
[5] Quê hương và dáng mẹ Khói bếp, chiều ba mươi... (Nguyễn Trọng Hoàn in trong tập Phút rảnh rang sống chậm, NXB Hội nhà văn Hà Nội, năm 2019). |
Văn bản 2 Dưới đây là nỗi lo lắng của không ít các phụ huynh về con em mình: “Không biết nấu ăn, không biết nhặt rau, rửa chén, không biết giặt quần áo,... là điểm chung của việc “nghèo nàn” kinh nghiệm sống ở một bộ phận bạn trẻ hiện nay. Con đi học về, hôm thì: “Bộ quần áo này của con bẩn rồi, mẹ giặt cho con nhé”. Hôm thì: “Tại sao mẹ lại quên bỏ chai nước vào ba lô của con, để con khát khô cả họng?” Nhiều hôm tôi bực mình với thái độ hờ hững của con kiểu như: “Món này con không thích, mẹ nấu món khác cho con ăn”. Đến chiếc xe đi học bị bẩn con cũng phải nhờ bố đi rửa. Thú thật có đôi lúc tôi nhận ra con chẳng biết làm gì ngoài cái việc học xuất sắc. Hằng năm con đều nhận danh hiệu học sinh giỏi, nhưng tôi không cảm thấy vui bởi lẽ con đang bị khuyết kỹ năng sống.” (Theo Ngọc Liên, báo Tuổi trẻ ngày 08/06/2015)
|
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp tu từ: điệp ngữ “Ba mươi này”
- Tác dụng: tạo nhịp điệu cho câu thơ đồng thời nhấn mạnh tình cảm đối với quê hương gia đình, với những giá trị văn hóa truyền thống.Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
- Mạch cảm xúc: những dòng ký ức đầy khắc khoải của nhân vật trữ tình khi nhớ về “chiều ba mươi” đó là những gì đơn giản nhất, thân thuộc nhất: là khói bếp nồng thơm mái rạ, là khung cảnh các thành viên trong gia đình quây quần bên bếp lửa trông nồi bánh chưng, là mâm cơm cỗ tất niên với những món ăn đậm đà phong tục ngày tết Nguyên đán.
- Cảm hứng chủ đạo: Nỗi nhớ thương da diết của người con khi nhớ về mẹ về quê hương, về những giá trị đích thực trong cuộc sống.Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
- Em hiểu về tình yêu quê hương đất nước gia đình: Đó là khi ta luôn thể hiện tình yêu bằng hình thức: Mong nhớ, trân trọng, biết ơn.
- Em đã thể hiện tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước:
+ Luôn hiếu thảo với cha mẹ.
+ Luôn có ý thức xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước: bằng cách học tập tốt, rèn luyện đạo đức tốt, góp phần xây dựng và phát triển quê hương.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của em về đặc sản nghệ thuật và nội dung bài thơ Khói bếp chiều ba mươi của Nguyễn Trọng Hoàn.
Câu 2:
Từ những hiện tượng mà văn bản 2 đã nêu, em hãy viết bài văn nghị luận trình bày vấn đề cần giải quyết cho hiện tượng trên.
Câu 3:
Câu 4:
Câu 6:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!