Câu hỏi:
17/12/2024 248Quê mình
Nguyễn Thế Kỷ
Đưa con về thăm quê
Cha gặp lại tuổi mình ngày thơ dại
Mấy dãy ao làng sen còn thơm mãi
Hoa gạo rơi xao xác sân đình.
Bến bờ nào cũng dội sóng sông Dinh(1)
Xa ngái(2) nào cũng mơ về núi Gám(3)
Hạt giống đồng chiêm gieo vào tâm khảm
Vẫn xanh tươi góc bể chân trời.
Quê mình là vậy đó con ơi
Bát cơm con ăn, ân tình con gặp
Mùi chua của bùn, vị nồng của đất
Với cha, hơn cả bạc vàng.
Bến bờ nào ông bà dắt con sang
Dòng đục dòng trong, câu thương câu giận
Thương cụ đồ xưa bút nghiên lận đận
Đỗ trạng rồi còn lội ruộng vinh quy(4)
Đất quê mình nâng bước cha đi
Để có con hôm nay trở lại
Như sông suối về nơi biển ấy
Lại góp mưa xanh mát mạch nguồn.
Yên Thành, 6/1992
(In trong Về lại triền sông, NXB Văn học, năm 2017, tr 53)
* Chú thích:
Nguyễn Thế Kỷ sinh năm 1960, quê ở xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Một số tác phẩm tiểu biểu của ông: Về lại triền sông (2017), Nhớ thương ở lại (2019), Chuyện tình Khau Vai (2019),…
(1) Sông Dinh, (3) Núi Gám: thuộc tỉnh Nghệ An.
(2) Xa ngái: xa xôi.
(4) Vinh quy: trở về làng một cách vẻ vang sau khi thi đỗ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Những từ ngữ để miêu tả hình ảnh thiên nhiên và con người của “quê mình”:
- Ao sen làng: thơm mãi
- Hoa gạo: xao xác
- Núi Gám: xa ngái
- Góc bể chân trời: xanh tươi
- Bát cơm con ăn, ân tình con gặp/ Mùi chua của bùn, vị nồng của đất: hơn cả bạc vàng
- Bến bờ: dòng đục dòng trong
- Lời ông bà: câu thương câu giận
- Cụ đồ xưa: lận đận/ đỗ trạng nguyên còn lội ruộng vinh quy
- Đất quê mình: nâng bước chân chaCâu 4:
Phân tích tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Mùi chua của bùn, vị nồng của đất
Với cha, hơn cả bạc vàng.
Lời giải của GV VietJack
Tác dụng của biện pháp so sánh: biện pháp so sánh làm nổi bật giá trị tinh thần của quê hương. Tác giả so sánh những mùi vị quê hương với bạc vàng để thể hiện rằng, dù vật chất có giá trị thế nào, tình cảm gia đình và những điều dung dị của quê hương mới là điều quý giá và bền vững nhất trong cuộc sống.
* Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lí.Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Diễn biến cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bài thơ: từ sự nhớ nhung, trân trọng đối với quê hương, đến niềm tự hào và biết ơn sâu sắc đối với cội nguồn, tổ tiên.
- Bài thơ bắt đầu với hình ảnh quê hương gần gũi, bình dị, rồi dần chuyển sang những suy ngẫm về tình cảm gia đình, và cuối cùng là niềm hạnh phúc khi được trở lại với cội nguồn, với mảnh đất đã nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ.Câu 6:
Lời giải của GV VietJack
- Chủ đề của bài thơ là tình yêu quê hương, sự biết ơn đối với gia đình và cội nguồn.
- Các căn cứ xác định chủ đề này bao gồm: hình ảnh thiên nhiên quê hương (hoa gạo, sông Dinh, núi Gám), tình cảm gắn bó với cha mẹ, tổ tiên, sự hi sinh của ông bà, và sự tự hào về những giá trị đã được truyền lại từ thế hệ trước.Câu 7:
Lời giải của GV VietJack
quê hương. Quê hương là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và tạo ra sức mạnh cho mỗi người, vì vậy mỗi người cần tôn trọng và yêu quý những giá trị truyền thống, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng và giữ gìn môi trường sống trong lành. Những hành động nhỏ như chăm sóc cây cối, bảo vệ cảnh quan, hay tham gia các hoạt động thiện nguyện cũng là cách thể hiện tình yêu với quê hương.
* Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lí.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ “Quê mình” của Nguyễn Thế Kỷ.
Câu 3:
Câu 4:
Phân tích tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Mùi chua của bùn, vị nồng của đất
Với cha, hơn cả bạc vàng.
Câu 5:
Câu 6:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!