Câu hỏi:
17/12/2024 4,793Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ:
Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ,
Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu.
Con cò bay lả trong câu hát,
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.
Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.
Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác,
Đoàn kiến trường chinh tự thuở nào.
Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non,
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con.
Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín,
Điểm nhạt da trời những chấm son. […]
(Trích Chiều thu – Nguyễn Bính[1], Thơ Việt Nam 1945 – 1975, NXB Tác phẩm mới Hà Nội, 1976, tr.25)
[1] Nguyễn Bính (1918 – 1966) là tác giả tiêu biểu của phong trào Thơ mới (1932 – 1945). Với những bài thơ đậm nét phong cách dân gian, ông trở thành một trong những nhà thơ làm nên “một thời đại trong thi ca”. Từ khi xuất hiện trên thi đàn dân tộc, những bài thơ lục bát tài hoa, đậm đà sắc thái ca dao của Nguyễn Bính đã đi vào lòng người bởi sự gắn bó với cội nguồn, với “hồn xưa đất nước”.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.b. Đọc văn bản và xác định đúng vấn đề nghị luận
(vấn đề nghị luận được phát hiện trong quá trình đọc sẽ thể hiện bằng cách tích hợp trong bài nghị luận ở phần nội dung nghị luận và không cần trả lời bằng câu trả lời riêng).c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề thành các luận điểm rõ ràng, cụ thể.
Về nội dung: xác định, phân tích được vấn đề cần giải quyết và đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, thuyết phục.
Về hình thức: Lập luận chặt chẽ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Bố cục bài viết cần đảm bảo:
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
2. Triển khai vấn đề nghị luận:
* Giới thiệu chung về tác phẩm:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
* Phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ; có thể theo một số gợi ý sau:
- Bức tranh thiên nhiên hiện lên dung dị, mộc mạc, vừa chân quê vừa đậm chất trữ tình.
+ Chiều thu làng quê: bầu trời trong xanh, in bóng mặt hồ; giàn hòa thiên lý tỏa hương thơm nhẹ nhàng; cánh cò bay lả; giấc ngủ chiều hè êm ái trong lời võng ru;
-> Thiên nhiên và con người hiện lên yên bình với những điều thân thuộc nhất. Đó là bức tranh hài hòa cảnh sắc và cuộc sống sinh hoạt, mang đậm dấu ấn văn hóa, tự nhiên của làng quê Việt Nam.
+ Thiên nhiên hiện lên qua những chuyển động tinh tế. Những chi tiết nhỏ “mo cau, cành lá” được nhà văn tỉ mỉ quan sát và miêu tả cụ thể -> Tạo cảm giác chân thực, gần gũi, hình hài sống động của thiên nhiên.
+ Bức tranh thiên nhiên thể hiện sự chuyển động của thời gian và cuộc sống. Đó là thiên nhiên ngập tràn sức sống, với mùamàng bội thu, con người chăm chỉ, cần mẫn, lao động hăng say với hi vọng tương lai đủ đầy, an yên.
=> Tình yêu đất nước quê hương được nhà thơ gửi gắm kín đáo qua mỗi vần thơ. Thiên nhiên hiện lên vừa là cảnh sắc trữ tình, vừa là nguồn cảm hứng, niềm tự hào, tình yêu sâu sắc, tha thiết của nhà thơ cho quê hương, đất nước.
Học sinh có thể có nhiều cách hiểu khác nhau miễn sao lập luận hợp lí, thuyết phục.d. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt, dùng từ, đặt câu, diễn đạt mạch lạc.e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.Lưu ý:
- Khuyến khích và trân trọng những bài làm có sự sáng tạo và giọng điệu riêng.
- Chấp nhận cách kiến giải khác nhau về vấn đề kể cả không có trong hướng dẫn chấm miễn là hợp lý và thuyết phục.
Tổng điểm toàn bài là 4,0 điểm có thể cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. Việc chi tiết hóa điểm số phải có sự thống nhất trong tổ chấm thi đảm bảo không có sự sai lệch với tổng điểm của mỗi câu.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về 01 giải pháp để làm việc nhóm hiệu quả.
Câu 3:
Câu 5:
Nêu tác dụng của bằng chứng “Mẹ Teresa” được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 6:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!