Câu hỏi:
17/12/2024 181Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Bắt đầu câu chuyện, tôi phải hỏi ngay anh Trúc:
- Đám ấy là đám gì, đám gì mà có đủ từ ông bạc đầu đến lũ trẻ con!
Anh Trúc mỉm cười đáp:
- Đó là một đám ăn vạ!
Rồi vừa pha nước, anh ấy vừa tiếp:
- Cái tục ăn vạ, thiên hạ cũng nhiều nơi có. Nhưng mà có lẽ không đâu nặng bằng làng tôi. Bởi vì theo lệ làng tôi, quyền hành của bốn "trùm nhất" lớn lắm, bao nhiêu công việc trong làng đều do bọn họ quyết định, lý dịch cũng phải theo họ. Người nào cưỡng lại với họ, ấy là họ sẽ tìm cách ăn vạ.
Như đã thấy tôi không hiểu "ăn vạ" là gì, anh Trúc uống cạn chén nước rồi thêm:
- Chắc anh chưa được chứng kiến cuộc ăn vạ nào thì phải! Có gì đâu, người nào có lỗi với "làng" thì "làng" cứ việc mua lợn, mua rượu, mua gạo đem ra điếm làng mà ăn. Phí tổn bao nhiêu, người có lỗi đó phải chịu. Hôm nay họ ăn vạ lão Sửu. Tội nghiệp! Lão ấy hiền lành, thật thà nhất làng tôi đấy! Chỉ vì nhà đã lép vế, lại có bát ăn, một hôm một ông trong bốn ông "trùm" đến nhà hỏi vay gánh lúa, lão ta đi vắng, mụ vợ chối là không có, ông trùm kia lấy làm thù, cách vài hôm sau hắn mượn việc làng sinh sự cãi nhau với lão ấy, rồi hắn vu cho lão ta chửi làng và đem chuyện đó trình "làng". "Làng" là bọn đó chứ có ai đâu! Chúng với hắn cũng như một đào một kép, cho nên khi thấy hắn trình, chúng liền hùa nhau bắt vạ lão Sửu.
(Trích Một tiệc ăn vạ, phóng sự Việc làng, Ngô Tất Tố, NXB Văn học, 2022, tr. 103 – 109)
Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết “ăn vạ” là gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Tục “ăn vạ” được nói đến trong đoạn trích là: người nào có lỗi với "làng" thì "làng" cứ việc mua lợn, mua rượu, mua gạo đem ra điếm làng mà ăn. Phí tổn bao nhiêu, người có lỗi đó phải chịu.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Theo đoạn trích, lão Sửu bị “ăn vạ” là do nguyên nhân nào?
Lời giải của GV VietJack
Lão Sửu bị ăn vạ là do: nhà đã lép vế, lại có bát ăn, một hôm một ông trong bốn ông "trùm" đến nhà hỏi vay gánh lúa, lão ta đi vắng, mụ vợ chối là không có, ông trùm kia lấy làm thù, cách vài hôm sau hắn mượn việc làng sinh sự cãi nhau với lão ấy, rồi hắn vu cho lão ta chửi làng và đem chuyện đó trình "làng".
Câu 3:
Câu nói: “Bởi vì theo lệ làng tôi, quyền hành của bốn "trùm nhất" lớn lắm, bao nhiêu công việc trong làng đều do bọn họ quyết định, lý dịch cũng phải theo họ.” phản ánh thực trạng gì?
Lời giải của GV VietJack
Thực trạng: phản ánh thực trạng kéo bè kéo cánh, chuyên quyền của bọ cường hào phong kiến ở làng quê xưa. Nhân danh “lệ làng”, hương ước, chúng thao túng, lộng hành, đặt ra nhiều luật lệ, phép tắc kì quặc, vô lí nhằm bóc lột nông dân.
Câu 4:
Qua đoạn trích, tác giả đã bày tỏ thái độ gì với thực trạng ở nông thôn Việt Nam?
Lời giải của GV VietJack
Thái độ của tác giả:
- Lên án bọn cường hào, lí dịch lợi dụng hủ tục để bóc lột, ức hiếp người nông dân.
- Xót xa cho nỗi thống khổ của nhân dân.
Câu 5:
Anh/chị hãy đề xuất một số giải pháp góp phần bài trừ, xoá bỏ những hủ tục ở nông thôn Việt Nam?
Lời giải của GV VietJack
HS đề xuất một số giải pháp. Yêu cầu bám sát vấn đề, diễn đạt trôi chảy, thuyết phục. Gợi ý:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; phân tích rõ tác hại của các hủ tục, vận động nhân dân từng bước xoá bỏ các hủ tục lạc hậu
- Phát triển rộng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng , hoạt động văn hoá, văn nghệ, giúp người dân tiếp cận nét văn hoá mới, tiến bộ trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.
- Quan tâm đầu tư hỗ trợ nhân dân giảm nghèo gắn với xây dựng Nông thôn mới ở địa phương.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Từ điểm nhìn của thế hệ thanh niên hôm nay, bạn hãy suy nghĩ và phác họa chân dung một người thành đạt trẻ tuổi.
Câu 3:
Câu nói: “Bởi vì theo lệ làng tôi, quyền hành của bốn "trùm nhất" lớn lắm, bao nhiêu công việc trong làng đều do bọn họ quyết định, lý dịch cũng phải theo họ.” phản ánh thực trạng gì?
Câu 4:
Qua đoạn trích, tác giả đã bày tỏ thái độ gì với thực trạng ở nông thôn Việt Nam?
Câu 5:
Anh/chị hãy đề xuất một số giải pháp góp phần bài trừ, xoá bỏ những hủ tục ở nông thôn Việt Nam?
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
15 câu trắc nghiệm Văn 12 KNTT Tác phẩm Giấu của có đáp án
15 câu trắc nghiệm Văn 12 KNTT Tác phẩm Hải khẩu linh từ có đáp án
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!