Câu hỏi:
19/12/2024 1,872Giản dị là một đức tính quý mỗi người cần có, đặc biệt đối với những người trẻ đang được sống trong một cuộc sống đầy đủ, toàn diện và phát triển nhanh chóng. Vì thế đã có lần Nguyễn Ngọc Tư “người ta ngây ngất trước sự hào nhoáng, mê mẩn trước sự bóng bẩy, nhưng chỉ rơi nước mắt trước sự giản dị tự đáy lòng“?
Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ, bày tỏ ý kiến của em về lối sống giản dị trong giới trẻ ngày nay.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Viết bài văn nghị luận đề xuất giải pháp xây dựng văn hóa giao tiếp cho người trẻ trong thời kì hội nhập hiện nay.
c Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu được vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận.
* Triển khai vấn đề cần nghị luận:
- Giải thích: Sự giản dị: vẻ đẹp giản đơn, mộc mạc, bình dị, thường không thu hút sự chú ý của con người – đó có thể là vẻ đẹp thuộc về phần sâu kín bên trong, là những giá trị tinh thần, những điều tử tế, lòng tốt bình thường xuất phát từ sự chân thành, thật tâm… chỉ có thể dùng trái tim để cảm nhận.
à Đôi khi trong cuộc sống trong dòng chảy trôi của thời gian chúng ta chỉ mải mê chạy theo những điều đẹp đẽ, lấp lánh hào nhoáng bóng bẩy bên ngoài mà quên rằng chính những điều bình thường giản dị xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng mới là điều làm nên chân giá trị, ý nghĩa đích thực của đời sống này. Và con người chỉ cảm động tận đáy lòng trước những điều bình thường giản dị ấy.
- Bày tỏ quan điểm của người viết:
- Cuộc sống luôn phát triển đi lên theo chiều hướng hiện đại hơn, văn minh hơn, tiện nghi vật chất hơn – hình ảnh xã hội mà ở đó hiện diện thế giới vật chất hào nhoáng, đẹp đẽ, sang trọng, xa hoa… luôn có sức hấp dẫn khiến con người khát khao thèm muốn. Sự hào nhoáng, bóng bẩy trở thành thước đo giá trị cho cuộc đời giàu sang, tiện nghi mà con người mơ ước. Cái hào nhoáng, bóng bẩy còn thường đi liền với danh vọng, như một thứ trang sức làm đẹp nâng cao giá trị con người.
- Đối lập với hào nhoáng, bóng bẩy là cái bình thường, đời thường, dung dị, những điều này đã trở nên quá quen thuộc đến quen nhàm với cuộc sống con người nên con người có xu hướng bị thu hút bởi những thứ mới mẻ, đối lập, khác biệt là sự bóng bẩy, hào nhoáng kia.
- Nếu cái hào nhoáng bóng bẩy bên ngoài đi liền với thực tài, thực tâm, thực lực thì rất đáng được tôn vinh ngưỡng mộ. Nhưng đôi khi, càng hào nhoáng bên ngoài càng rỗng tuếch ở bên trong. Nếu con người mải mê chạy theo cái bóng bẩy bên ngoài có thể sẽ đánh mất chính mình, không tìm được chân giá trị cuộc sống.
- Sự giản dị là trạng thái chân thực của cuộc sống, gắn với những điều bình thường của tuổi thơ, trong gia đình, giữa những mối dây gắn kết thiêng liêng bền bỉ: tình yêu thương, sự chân thành không màu mè tô vẽ… Sự giản dị có thể không gây chú ý nhưng đủ khả năng làm ta xúc động, vì nó chạm đến phần sâu thẳm nhất của tâm hồn và bản chất đời sống này.
- Sự giản dị đời thường cho phép con người dừng chân, sống chậm lại, cảm cảm nhận cuộc sống trong tất cả những vẻ đẹp thân thuộc đến cũ kỹ nhưng tràn ngập tình yêu. Trước những điều giản dị, con người được thả lỏng bản thân, được là mình, chân thành, sâu sắc và nhẹ nhõm, được thanh lọc tâm hồn, trở về với những trong trẻo, nguyên sơ, thuần khiết nhất.
* Chứng minh: chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, đâu là thói hư tật xấu, là tệ nạn xã hội không nên sa đà vào nó.
- Mở rộng, bày tỏ quan điểm trái chiều, hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện hơn.
* Khẳng định lại quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân.
- Theo đuổi những điều hào nhoáng, bóng bẩy bên ngoài không phải điều sai trái, bởi đó là những dán nhãn khẳng định vinh quang, thành công chúng ta có được sau nhiều nỗ lực cố gắng. Cho nên, con người có quyền tận hưởng/ theo đuổi nó. Xong cần xây dựng cho mình hình ảnh bên ngoài đẹp đẽ song hành với giá trị thực bên trong tương xứng. Xét cho cùng, vật chất không quyết định giá trị sống, và ý nghĩa cuộc sống.
- Cần nhận ra và biết trân trọng những điều đơn sơ, dung dị, nhỏ bé xung quanh mình: sự chân thành, tình yêu thương không màu mè tô vẽ, lối hành xử thật thà không trang sức… chỉ những điều mới đem đến niềm hạnh phúc thực sự và cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa.
- Vẻ hào nhoáng gắn với giá trị nhất thời, còn cái giản dị, chân thành là giá trị bền vững/ mọi thời.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định luận đề (vấn đề nghị luận) của văn bản “Thương vợ” và nhân cách của Trần Tế Xương. Từ đó, em hãy đánh giá về mức độ phù hợp giữa nhan đề với vấn đề nghị luận của văn bản.
Câu 2:
Anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá văn bản sau:
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu, gượng mở xem.
(Cây chuối, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Văn học, 1976)
Câu 3:
Xác định hệ thống luận điểm của văn bản “Thương vợ” và nhân cách của Trần Tế Xương. Cho biết các thao tác nghị luận chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 4:
Theo dõi luận điểm 1 của văn bản và cho biết: Người viết đã triển khai làm rõ luận điểm 1 thông qua những lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu nào? Từ đó, em hãy đánh giá hiệu quả của cách triển khai trên.
Câu 5:
Mục đích của người viết văn bản “Thương vợ” và nhân cách của Trần Tế Xương là gì? Vấn đề tác giả nêu trong văn bản có ý nghĩa như thế nào đối với việc nghiên cứu văn học của nước nhà?
Câu 6:
Phân tích những điểm đặc sắc của ngôn ngữ trong văn bản nghị luận “Thương vợ” và nhân cách của Trần Tế Xương.
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
về câu hỏi!