Câu hỏi:
23/12/2024 138NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG
Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là hai chị em, con của Trời. Công việc của Trời giao phó cho hai cô con gái là hàng ngày phải thay phiên nhau đi xem xét thế gian. Cô chị Mặt Trời ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Bọn khiêng kiệu gồm có hai lớp già và trẻ thay phiên nhau. Gặp phải bọn khiêng kiệu già đi chậm, cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra. Đến lượt bọn trẻ khiêng kiệu đi mau, cô Mặt Trời được chóng công việc về sớm thì ngày ngắn lại.
Cô em Mặt Trăng tính tình nóng nảy không kém gì cô chị làm cho thiên hạ ở mặt đất suốt cả ngày đã phải chịu nóng bức vì cô chị, đến đêm lại cũng phải khó chịu vì cô em. Loài người than thở đến tai nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng. Từ đó cô em đổi tính ra hết sức dịu dàng, khác hẳn với cô chị, nên được người dưới trần ai cũng thích. Mỗi khi cô ngoảnh mặt nhìn xuống trần là lúc đó trăng rằm, ngoảnh lưng lại là ba mươi, ngoảnh sang phải, sang trái là trăng thượng huyền hay hạ huyền. Hôm nào trăng quầng là lúc vết tro trát mặt hiện ra.
Người ta nghe nói rằng chồng của hai nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một con gấu. Mỗi lần gấu đến với vợ là sinh ra nguyệt thực hay nhật thực, lúc đó người dưới trần làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để cho gấu xa ra, vì gấu đi lại với vợ, che lấp Mặt Trời, Mặt Trăng làm hại cho mùa màng.
(Theo https://thegioicotich.vn/nu-than-mat-troi-va-mat-trang/)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
C. Tự sự
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Thể loại của văn bản trên là gì ?
Lời giải của GV VietJack
B. Thần thoại
Câu 3:
Biện pháp tu từ nào được dùng chủ yếu trong văn bản trên ?
Lời giải của GV VietJack
A. Nhân hóa
Câu 4:
Trong văn bản trên, ai là người kể chuyện ?
Lời giải của GV VietJack
D. Người trực tiếp diễn xướng để kể lại cho công chúng
Câu 5:
Khi nguyệt thực, nhật thực xảy ra con người “làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để Mặt Trời Mặt Trăng khỏi bị che lấp làm hại mùa màng”, liên quan đến hoạt động nào trong đời sống cộng đồng thời cổ đại ?
Lời giải của GV VietJack
C. Cầu nguyện thần linh
Câu 6:
Theo bạn, câu văn “cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra... cô Mặt Trời được chóng công việc về sớm thì ngày ngắn lại.” giúp bạn liên tưởng đến câu tục ngữ nào dưới đây?
Lời giải của GV VietJack
B. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối
Câu 7:
“Trăng thượng huyền” là hiện tượng trăng như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
B. Trăng chưa tròn
Câu 8:
Nội dung của văn bản trên là gì?
Lời giải của GV VietJack
B. Lí giải hiện tượng trong tự nhiên, đặc điểm của Mặt Trăng, Mặt Trởi và mối quan hệ giữa thiên nhiên với đời sống con người
Câu 9:
Theo anh/chị, vì sao “cô em đổi tính ra hết sức dịu dàng” ?
Lời giải của GV VietJack
HS giải thích, gợi ý:
Vì sự than thở của con người, sự trách phạt của nhà Trời và cũng vì bản thân muốn thay đổi.
Câu 10:
Có ý kiến cho rằng: “Chịu sửa đổi mình là điều tốt nhưng không còn cá tính và sự khác biệt”, anh/chị có đồng tình với ý kiến đó không? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trình bày.
Lời giải của GV VietJack
- HS trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Chịu sửa đổi mình là điều tốt nhưng không còn cá tính và sự khác biệt”.
+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: khoảng 8 - 10 dòng
+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.
- HS có thể đồng tình hoặc không nhưng phải bảo vệ ý kiến của mình. Gợi ý:
+ Sửa đổi là lắng nghe và để hoàn thiện chính mình; Tạo sự khác biệt, giữ vững lập trường; Xây dựng cộng đồng tốt đẹp,...
+ Tinh thần bất khuất không chỉ có ý nghĩa với cá nhân mà còn với tập thể: giúp tập thể đoàn kết, vững mạnh, phát triển,...
+ Dân tộc có tinh thần bất khuất sẽ luôn chiến thắng trong các cuộc chiến tranh vệ quốc,..
+ Nếu không có tinh thần bất khuất, con người dễ thỏa hiệp, buông xuôi, khó có được thành công,...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về sự cần thiết phải biết sống cống hiến.
Câu 5:
Khi nguyệt thực, nhật thực xảy ra con người “làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để Mặt Trời Mặt Trăng khỏi bị che lấp làm hại mùa màng”, liên quan đến hoạt động nào trong đời sống cộng đồng thời cổ đại ?
Câu 6:
Theo bạn, câu văn “cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra... cô Mặt Trời được chóng công việc về sớm thì ngày ngắn lại.” giúp bạn liên tưởng đến câu tục ngữ nào dưới đây?
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
về câu hỏi!