Câu hỏi:
23/12/2024 444LÀM LẼ
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không.
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.
(Hồ Xuân Hương)
Bài thơ nào của Hồ Xuân Hương cũng viết về cảnh làm lẽ với bài thơ trên?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Tự tình (bài 2)
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Bài thơ nào không giống với thể thơ của bài thơ Làm lẽ?
Lời giải của GV VietJack
B. Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão
Câu 3:
Bài thơ viết về hiện tượng nào trong xã hội phong kiến?
Lời giải của GV VietJack
B. Hiện tượng người phụ nữ chung một chồng, trọng nam khinh nữ trong xã hội phong kiến xưa
Câu 4:
Đâu là thành ngữ dân gian được sử dụng trong bài thơ?
Lời giải của GV VietJack
B. Năm thì mười họa, cố đấm ăn xôi
Câu 5:
Câu thơ nào thể hiện sự bất công trong hôn nhân đa thê?
Lời giải của GV VietJack
A. Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Câu 6:
Hai câu thơ “Năm thì mười họa hay chăng chớ/ Một tháng đôi lần có cũng không” diễn tả điều gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Diễn tả sự thưa thớt, họa hoằn của hành vi ái ân giữa chồng với vợ lẽ
Câu 7:
Dòng nào dưới đây không liên quan đến nội dung biểu đạt của hai câu thơ: “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm/ Cầm bằng làm mướn, mướn không công”?
Lời giải của GV VietJack
D. Diễn tả sức sống mãnh liệt của Hồ Xuân Hương dù phải sống trong cảnh làm lẽ tủi cực
Câu 8:
Bài thơ khiến ta liên tưởng đến cảnh ngộ của Hồ Xuân Hương trong câu thơ nào sau đây?
Lời giải của GV VietJack
D. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại – Mảnh tình san sẻ tí con con
Câu 9:
Anh/chị hãy nêu cảm nhận về tâm trạng, thái độ của chủ thể trữ tình thể hiện trong bài thơ.
Lời giải của GV VietJack
- HS nêu cảm nhận về tâm trạng, thái độ của chủ thể trữ tình thể hiện trong bài thơ.
Gợi ý:
- Tâm trạng: Hồ Xuân Hương khi phải sống trong cảnh làm lẽ nhiều bất công đã cảm thấy vô cùng hụt hẫng, chua xót, bẽ bàng, thậm chí, đến cuối bài thơ, bà còn cảm thấy hối hận vì đã quyết
định mang thân đi làm vợ lẽ.
- Thái độ: Bài thơ thể hiện thái độ phản kháng mãnh liệt của Hồ Xuân Hương đối với chế độ đa thê. Thái độ ấy được thể hiện ngay trong cách nói dữ dội: Chém cha cái kiếp lấy chồng chung…
Câu 10:
Hồ Xuân Hương muốn gửi gắm điều gì qua bài thơ trên?
Lời giải của GV VietJack
Hồ Xuân Hương muốn gửi gắm được nỗi lòng chua chát, đau khổ của bà cũng như của những người phụ nữ chịu kiếp chồng chung trong xã hội phong kiến xưa.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về câu nói “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.
Câu 6:
Hai câu thơ “Năm thì mười họa hay chăng chớ/ Một tháng đôi lần có cũng không” diễn tả điều gì?
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
về câu hỏi!