Câu hỏi:
24/12/2024 274Đọc văn bản sau
Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
- Lưu Quang Vũ -
Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Xoá nhoà hết những điều em hứa
Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa
Nắng không trong như nắng buổi ban đầu.
Cơn mưa rào nối trận mưa ngâu
Xoá cả dấu chân em về buổi ấy
Gối phai nhạt mùi hương bối rối
Lá trên cành khô tan tác bay.
Mưa cướp đi ánh sáng của ngày
Đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ
Thức chẳng yên dở dang giấc ngủ
Hạnh phúc con người mong manh mưa sa.
Bản nhạc ngày xưa, khúc hát ngày xưa
Tuổi thơ ta là nơi hiền hậu nhất
Dẫu đường đời lắm đổi thay mệt nhọc
Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru nhau.
Riêng lòng anh, anh không quên đâu
Chỉ sợ trời mưa đổi mùa theo gió
Cây lá với người kia thay đổi cả
Em không còn màu mắt xưa.
Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Thương vườn cũ gẫy cành và rụng trái
Áo em ướt để anh buồn khóc mãi
Ngày mai chúng mình ra sao em ơi.
( Lưu Quang Vũ, Thơ tình, thivien.net)
Viết bài văn nghị luận (Khoảng 600 chữ) phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa của Lưu Quang Vũ
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Xác định yêu cầu của kiểu bài
- Nghị luận văn họcb. Xác định đúng vấn đề nghị luận
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơc. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
- Xác định được các ý chính của bài viết
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận.
* Giới thiệu vấn đề nghị luận
* Triển khai vấn đề nghị luận:
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ:
+ Khổ thơ 1,2: Lo âu, sợ hãi khi những cơn mưa chuyển mùa, những đổi thay của năm tháng đã gieo vào tâm hồn nhân vật trữ tình bao nỗi âu lo. Lời hứa của em, dấu chân của em, làn hương trên gối, ánh nắng của ngày, cây trái trong vườn…
+ Khổ thơ 3,4: Tâm trạng vẫn lo sợ : “Những cơn mưa” sẽ cướp mất những ngày đẹp trời, cướp đi ánh sáng của cuộc tình đôi lứa, khiến con đường đi ngày càng trở nên khó khăn hơn. Những suy tư, lo lắng đó cứ theo ông vào giấc ngủ khiến ông chẳng thể nào ngủ tròn giấc được.
+ Khổ thơ 5,6: Các hình ảnh: Em, cây lá, đôi mắt, khu vườn, lá khô tan tác, gẫy cành rụng trái, áo em… Tất cả đều bị đặt trong sự bủa vây của mưa, thế nên tâm trạng âu lo chẳng bao giờ dứt.
- Chủ đề của bài thơ: Bài thơ là lời tâm tình của nhân vật trữ tình với ngườimình yêu trước những thay đổi của cuộc sống, hãy gìn giữ trân trọng tình yêu, trân trọng người mình yêu
- Đặc sắc ngôn ngữ thơ:
+ Nhịp điệu thơ chậm rãi, nhẹ nhàng. Giọng thơ trầm lắng, nhiều suy tư, trăn trở.
* Đánh giá khái quát bài thơ, rút ra bài họcd. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Triển khai ít nhất ba luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.Hướng dẫn chấm:
- Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý hợp lý; lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, bằng chứng thuyết phục; diễn đạt mới mẻ: 3,0- 4,0 điểm.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý tương đối hợp lý; lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa chặt chẽ, có lý lẽ, bằng chứng phù hợp; diễn đạt đảm bảo yêu cầu: 2,25- 3,75 điểm
- Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý chưa hợp lý; chưa vận dụng các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, bằng chứng chưa phù hợp; diễn đạt vụng về: 1,25- 2,0 điểm
- Xác định đúng vấn đề nghị luận; chưa thể hiện được quan điểm của người viết, ý lộn xộn; chưa vận dụng các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, bằng chứng chưa phù hợp; diễn đạt yếu: 0,5- 1,0 điểm
- Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm: 0,25-0,5 điểm
- Không làm bài/làm lạc đề: không cho điểmCÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Viết đoạn văn nghị luận ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị làm thế nào để con người không bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo.
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Con bot có thể không bằng con người trong nhiều khía cạnh, nhưng coi thường nó, không liên tục học hỏi, bạn sẽ rơi vào nguy cơ bị thay thế” không? Vì sao?
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
về câu hỏi!