Câu hỏi:
17/01/2025 93Câu 2 (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (400 - 500 chữ) phân tích bài thơ sau: (Liên hệ với một số bài thơ khác viết về lời ru của mẹ để phát hiện giá trị độc đáo của bài thơ).
NGÕ NHỎ
Xa quê từ thuở ấu thơ
Cánh chim phiêu bạt bây giờ về đây
Ngõ nhỏ kỷ niệm đong đầy
Trò chơi “tìm trốn” thơ ngây tiếng cười...
Mải chơi mẹ mắng mấy lời
Cho con khôn lớn nên Người – Mẹ ơi!
Con về mẹ đã xa rồi
Ngõ nhỏ, vắng bóng mẹ ngồi ngóng con
Ngõ nhỏ nâng bước lớn khôn
Lời ru của mẹ theo con tháng ngày
Dù đi hết cuộc đời này
Vẫn chưa hiểu trọn vơi đầy... Lời ru....
(Phía bên kia bờ trăng, Bùi Xuân Mệnh, NXB Hội Nhà văn, 2017).
* Bùi Xuân Mệnh (1953) quê Vân Từ, Phú Xuyên, Hà Nội, tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, làm chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú Xuyên Hà Nội. Tác giả có nhiều bài thơ đăng trên các báo và đã xuất bản hai tập thơ Phía bên kia bờ trăng (2017), Vầng trăng xa (2022) chủ yếu theo thể lục bát.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận - Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. |
0,25 điểm |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Viết bài văn nghị luận (400 - 500 chữ) phân tích bài thơ Ngõ nhỏ (Bùi Xuân Mệnh). Liên bài thơ khác viết về lời ru... |
0,25 điểm |
c. Triển khai vấn đề nghị luận - Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. - HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Chủ đề của tác phẩm: tình yêu thương, sự biết ơn mẹ cùng niềm xót xa, ngậm ngùi, tiếc nuối vì chưa làm trọn ước mong của mẹ. 2. Thân bài * Nội dung tác phẩm: - Bối cảnh nảy sinh cảm xúc: người con trưởng thành về thăm quê sau nhiều năm phiêu bạt nơi xa. - Mạch cảm xúc của bài thơ đan quyện giữa những hồi tưởng quá khứ tuổi thơ bên mẹ và tâm trạng nuối tiếc ở hiện tại – khi đã trưởng thành, đọng lại sự nhớ thương mẹ, niềm nuối tiếc, xót xa. - Đối tượng trữ tình: Hình ảnh người mẹ đã mất gắn liền với không gian kỷ niệm tuổi thơ (ngõ nhỏ), với hành động yêu thương, dạy dỗ con (hát ru, dạy dỗ con, ngồi ngóng con trở về...). à Hình ảnh người mẹ bình dị, mộc mạc, luôn là điểm tựa trong hành trình trưởng thành của người con phiêu bạt. - Tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình: Khắc ghi sâu đậm những kỷ niệm ấu thơ bên mẹ, thấu hiểu nỗi niềm, tình yêu thương của mẹ. * Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm: - Thể thơ lục bát: ngắt nhịp, gieo vần, giọng điệu tâm tình... đặc trưng của thể lục bát tạo sự uyển chuyển, tha thiết cho mạch tình cảm, gần gũi, thân thuộc, bình dị. - Phép ẩn dụ: + Cánh chim phiêu bạt bây giờ về đây: ẩn dụ “cánh chim phiêu bạt” khắc họa hình ảnh người con nhỏ nhoi, đơn côi giữa cuộc đời rộng lớn, mong ngóng ngày trở về bên mẹ yêu thương. + “Ngõ nhỏ nâng bước lớn khôn”: ẩn dụ “ngõ nhỏ” không chỉ là không gian thực tuổi thơ còn là không gian tâm tưởng, ký ức được bên mẹ dạy dỗ, yêu thương, trưởng thành. - Phép điệp: ngõ nhỏ (3 lần), lời ru (2 lần), mẹ (6 lần) -à khắc sâu ký ức tuổi thơ được mẹ răn dạy, chăm sóc, yêu thương. - Kết thúc tâm trạng/cảm xúc toàn bài: Dù đi hết cuộc đời này – Vẫn chưa hiểu trọn vơi đầy... Lời ru! à Liên hệ với ý thơ cũng viết về lời ru của Nguyễn Duy (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa): Ta đi trọn kiếp con người. Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru. - Kết cấu bài thơ tương phản/đồng hiện quá khứ và hiện tại: 2 câu quá khứ nối tiếp 2 câu hiện tại đến hết bài -> như một sự ám ảnh, khắc khoải thường trực nơi tâm trí người con kỷ niệm về mẹ, về những bài học, ý nghĩa lời mẹ ru/dạy mà con chưa hiểu trọn vẹn trong từng bước đường đời. * Bức thông điệp của bài thơ: - Mẹ, quê hương chính là điểm tựa khôn lớn, trưởng thành. Mỗi người con cần trân trọng, nâng niu và khắc ghi lời mẹ dạy dỗ đến trọn đời. - Cần sống và trải nghiệm nhiều hơn để thấu hiểu những bài học, giá trị, ý nghĩa trong từng lời dạy bảo của mẹ (lời ru). 3. Kết bài - Khẳng định giá trị, triết lý nhân sinh của bài thơ về tình mẹ. - Xúc cảm của cá nhân về giá trị, thông điệp của bài thơ. |
3,0 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,25 điểm |
e. Sáng tạo - Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng. - Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. |
0,25 điểm |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn nghị luận (150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: “Con cần chú trọng tới môi trường xung quanh mình, coi nó như thức ăn cấp cho cơ thể, bởi các hoạt động tinh thần cũng sẽ nuôi dưỡng tâm trí con. Hãy khiến môi trường xung quanh phục vụ công việc của con chứ không phải kìm hãm con [...]. Cách để khiến môi trường phát huy vai trò tích cực trong quá trình thành công của con là: Năng tiếp cận những người thành công tích cực và từ chối kết giao với những người tiêu cực”.
Câu 3:
Để thuyết phục người đọc về hai kiểu người không nên kết giao, tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào trong đoạn văn số (1)? Hãy chỉ rõ.
Câu 4:
“Cha luôn cho rằng tính cách và tham vọng, danh phận và địa vị hiện tại của một người có liên quan đến những người mà anh ta kết giao” là thông tin khách quan hay ý kiến chủ quan? Vấn đề đó được triển khai thuyết phục trong đoạn văn số (2) như thế nào?
Câu 5:
Xác định các câu (biện pháp tu từ) thể hiện tính phủ định, khẳng định trong đoạn văn số (3). Nêu vai trò của chúng trong việc thể hiện thái độ, quan điểm của người cha.
Câu 6:
Xác định thông điệp của văn bản “Từ chối kết giao với người tiêu cực”. Vấn đề lựa chọn người kết giao trong văn bản có phù hợp bối cảnh xã hội thông tin hiện nay, đặc biệt với những người trẻ không? Nó tác động gì tới nhận thức và hành động của em trong việc lựa chọn bạn?
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!