Câu hỏi:
17/01/2025 62I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
ĐI QUA ĐỜI CON
(Bình Nguyên Trang)
Những mùa thu đi qua đời con
Gieo âm thanh bình yên
Trái chín rụng thơm triền miên lối ngõ
Rất chênh vênh là chiếc cầu ao nhỏ
Ngồi với mùa thu con đợi mẹ về.
Men theo lối quen đá sỏi gồ ghề
Con đi giữa hai bờ toàn hoa dại
Nhưng cổ tích buồn cứ theo con mãi
Lạc một dòng sông con chẳng có thuyền về.
Cha đi tìm con suốt dọc bờ đê
Có loài dế trầm ngâm không hát
Nỗi đợi chờ khiến hoa bìm rất nhạt
Màu tím buồn chạm cánh buốt vào tim.
Con gào lên vô thanh trong lặng im
Cha không thấy con lạc dòng mười tám tuổi
Mẹ không thấy con một hình rong ruổi
Ai qua những mùa thu không heo may.
Con nước ngàn năm đập nhịp vơi đầy
Con lênh đênh giữa hai bờ cha mẹ
Rồi mùa thu đi qua, rồi mùa thu lặng lẽ
Thả nỗi niềm riêng lên gió mây.
(https://Thivien.net)
* Bình Nguyên Trang tên thật là Vũ Thị Quỳnh Trang (sinh 1977) tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội, hiện chị công tác tại chuyên đề Văn nghệ công an của báo Công an nhân dân. Chị đã từng là một thành viên trong hội bút Hương đầu mùa của báo Hoa học trò.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Thể thơ: Tự do.
- Luật bằng trắc: cả khổ đều sáng tạo trong luật bằng trắc (tức không tuân thủ luật bằng trắc).Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Xác định nhân vật trữ tình và cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
Lời giải của GV VietJack
- Nhân vật trữ tình: người con.
- Cảm xúc chủ đạo: khao khát hiểu mình, được cha mẹ thấu hiểu.Câu 3:
Khổ thơ 2 và 3 cho người đọc biết điều gì về tuổi thơ của nhân vật trữ tình? Hãy phân tích một số từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu làm rõ điều đó.
Lời giải của GV VietJack
- Hiểu về tuổi thơ của nhân vật trữ tình.
+ Mải miết đi tìm khát vọng, ước mơ cho mình; Đã từng chìm trong nỗi buồn; Đã từng lạc bước.
+ Cha con chưa hiểu nhau, cả 2 đều rất buồn.
- Từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu:
+ Lối quen đá sỏi gồ ghề; hai bờ toàn hoa dại à gợi không gian, hành trình nhân vật trữ tình đi khát vọng, ước mơ cho mình.
+ Lạc một dòng sông con chẳng có thuyền về à Hình ảnh ẩn dụ gợi nỗi buồn, hành trình dài dặc, trống vắng, lẻ loi, thiếu sự thấu hiểu, sẻ chia.
+ Cổ tích buồn; Màu tím buồn à Nỗi buồn ngự trị trong tâm hồn, khiến cảnh vật, sắc màu thấm đẫm nỗi buồn.Câu 4:
Nhân vật trữ tình khao khát điều gì ở khổ thơ 4, phân tích những biểu hiện đó. Từ đó nhận xét các cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Lời giải của GV VietJack
- Khao khát của nhân vật trữ tình:
+ Con gào lên vô thanh trong lặng im à diễn tả trực tiếp tâm trạng của nhân vật trữ tình: bất lực, tự gào thét – sự quằn quại diễn ra âm thầm nhưng quyết liệt, đòi được thấu hiểu, được chỉ bảo, yêu thương...
+ Điệp cấu trúc câu (Cha không thấy con lạc dòng mười tám tuổi/Mẹ không thấy con một mình rong ruổi), liên tiếp 2 cụm từ phủ định để khẳng định cha mẹ chưa thấu hiểu con: rằng cha không nhận thấy con lạc bước, con đang chông chênh ở tuổi 18; mẹ không hề nhận thấy con đang cô đơn, lẻ loi trong hành trình của mình.
à Thể hiện nỗi thất vọng và sự khao khát cháy bỏng được thấu hiểu sẻ chia, được cha mẹ nâng đỡ, vỗ về...
à Khẳng định vai trò quan trọng của cha mẹ trên hành trình tìm khát vọng của con...
- Các cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình.
+ Chờ đợi - buồn - thất vọng - khao khát - nhận thức về cuộc sống (Rồi mùa thu đi qua, rồi mùa thu lặng lẽ) - Giữ lấy niềm riêng (Thả nỗi niềm riêng lên gió mây).Câu 5:
Xác định chủ đề, bức thông điệp của “Đi qua đời con”. Từ đó, cho biết bài thơ đã khơi gợi trong em nhận thức, cảm xúc gì về người trẻ, về mối quan hệ cha mẹ - con cái?
Lời giải của GV VietJack
- Chủ đề: Tuổi trẻ luôn khao khát thấu hiểu bản thân, sự chia sẻ/gắn kết giữa cha me - con cái.
Bức thông điệp:
+ Những đứa con luôn khao khát sự thấu hiểu, vỗ về, định hướng từ cha mẹ.
+ Cha mẹ hãy gần gũi, thấu hiểu, sẻ chia, cổ vũ con cái, vì không có sự đồng cảm, thấu hiểu của cha mẹ, con cũng không thể sống trọn vẹn niềm vui tuổi thơ (trầm ngâm không hát).
+ Mỗi người con, nhất là những người trẻ cần nuôi khát vọng hiểu thấu bản thân mình để phát huy năng lực bản thân, để sống tự lập, có mục tiêu.
- Hành trình kiếm tìm, hiểu thấu bản thân luôn thật chông gai, thách thức, mỗi con người cần nuôi dưỡng sự kiên trì, niềm tin vào chính mình, vào điểm tựa gia đình.
- Bài thơ khơi gợi trong người đọc: HS trả lời (theo nhận thức, cảm xúc của cá nhân).CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn nghị luận (150 chữ) về vẻ đẹp của khổ thơ sau:
Con nước ngàn năm đập nhịp vơi đầy
Con lênh đênh giữa hai bờ cha mẹ
Rồi mùa thu đi qua, rồi mùa thu lặng lẽ
Thả nỗi niềm riêng lên gió mây
(Trích Đi qua đời con - Bình Nguyên Trang).
Câu 2:
Câu 2 (4,0 điểm) Viết bài luận (400 - 500 chữ) trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà em cho là phù hợp với thời đại hiện nay.
Câu 4:
Khổ thơ 2 và 3 cho người đọc biết điều gì về tuổi thơ của nhân vật trữ tình? Hãy phân tích một số từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu làm rõ điều đó.
Câu 5:
Nhân vật trữ tình khao khát điều gì ở khổ thơ 4, phân tích những biểu hiện đó. Từ đó nhận xét các cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 6:
Xác định chủ đề, bức thông điệp của “Đi qua đời con”. Từ đó, cho biết bài thơ đã khơi gợi trong em nhận thức, cảm xúc gì về người trẻ, về mối quan hệ cha mẹ - con cái?
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!