Câu hỏi:

18/01/2025 7

Câu 2 (4,0 điểm)

Hãy lắng nghe lời người lớn tuổi, nên nhớ rằng trước đây họ cũng trẻ và đã nếm trải những thất vọng của tuổi trẻ.

(Trích Danh ngôn giáo dục, L. Ettông, NXB Thanh niên, 2024)

Lời khuyên trên gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về vấn đề lắng nghe lời người lớn tuổi? Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/ chị.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vấn đề lắng nghe lời người lớn tuổi.

0,5

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

− Xác định được ý chính của bài viết.

− Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận.

− Dưới đây là một số gợi ý về nội dung:

+ Trong cuộc sống, chúng ta, những người trẻ cần lắng nghe, học hỏi, đón nhận ý kiến, lời nhận xét, góp ý của những người nhiều tuổi hơn ta. Vì họ là người từng trải, đã có kinh nghiệm về những vấp ngã, thất bại trong cuộc sống.

+ Người lớn tuổi là người đi trước, đã trải qua thời tuổi trẻ và cũng từng gặp phải nhiều khó khăn, từng vấp ngã, thất bại. Chính qua sự trải nghiệm về những thử thách, thất bại, người lớn tuổi sẽ có nhiều kinh nghiệm sống. Vì thế, họ sẽ cho ta những lời khuyên quý giá để có thể thành công hơn trong cuộc sống.

+ Tuổi trẻ là tuổi còn nhiều hạn chế về kĩ năng, kinh nghiệm nên việc lắng nghe, trân trọng ý kiến của người khác là rất quan trọng. Lắng nghe giúp tuổi trẻ nhìn nhận, hoàn thiện bản thân.

+ Tuy nhiên, để tiến bộ, không phải lắng nghe và làm theo một cách máy móc, thụ động mà phải biết chọn lọc những ý kiến đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh bản thân, lứa tuổi.

+ Để thành công, không chỉ lắng nghe người lớn tuổi hơn mà còn mở lòng đón nhận ý kiến, lời nhận xét, góp ý của bạn đồng trang lứa và của cả người nhỏ tuổi hơn. Mặt khác, người trẻ cũng phải có kĩ năng tự đánh giá chính mình, tự học hỏi từ cuộc sống. Luôn trân trọng các ý kiến đóng góp, lời khuyên bảo; rèn bản lĩnh để đón nhận ý kiến từ người khác.

1,0

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

− Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm, đánh giá của cá nhân.

− Lựa chọn các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

− Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

1,5

đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho biết hoàn cảnh của người mẹ trong văn bản.

Xem đáp án » 18/01/2025 31

Câu 2:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích hình ảnh người mẹ qua đoạn trích sau:

Ngôi nhà của mẹ nằm ở một xóm nhỏ, trước sân có cây mận sum suê lá. Nay tuổi đã trên tám mươi nhưng trông mẹ còn nhanh nhẹn và khá tỉnh táo. Mỗi lần chúng tôi đến thăm nhà mẹ mừng lắm và kéo chúng tôi ngồi vào bộ bàn ghế gỗ, sai đứa cháu lấy nước rồi trò chuyện. Có điều, lần nào cũng giống lần nào, sau khi hỏi han tôi chuyện này, chuyện nọ, y như rằng, mẹ lại xoay qua nói về anh. Khuôn mặt già nhăn nheo, đầy vết thâm đồi mồi, môi dính vết trầu đỏ, mẹ vừa nhai vừa nói: Hồi xưa... Đúng vậy, bao giờ nói về anh, khuôn mặt mẹ cũng trầm ngâm rồi bảo, hồi xưa...

Xem đáp án » 18/01/2025 9

Câu 3:

Nhân vật “tôi” và nhân vật Toàn đã hứa với nhau điều gì?

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 4:

Nêu hiệu quả của cấu trúc điệp “Con biết không...” trong đoạn dưới đây:

– Con biết không, hồi xưa, khi chưa lên đường đi bộ đội, nó ăn nhiều lắm. Có bữa, trời mưa lụt, đi thả lờ ngoài đồng về, mẹ nấu hai lon gạo, ghế thêm sắn, vậy mà nó ăn một hơi gần hết nồi cơm...

– Con biết không, nhà dột, tự nó đi cắt tranh về đánh thành tấm, rồi nhờ hàng xóm cùng giúp lợp giùm. Nó siêng năng mà lại khéo tay, đan nong, đan nia cũng được. Trong xóm ai nhờ điều gì nó cũng giúp...

– Con biết không, hồi nó lớn lên, mẹ bảo, con lấy vợ đi cho mẹ nhờ. Nhà còn có mình con, con đi đâu mẹ còn có con dâu. Nó cười. Con chưa gặp người nào hiền lành, kiếm vội biết đâu chỉ làm mẹ khổ…

– Con biết không, có lần mẹ ốm nặng, lại đang lúc làm mùa, một mình nó vừa lo chuyện cày cuốc rồi thuê người cấy hộ, vậy mà nhiều đêm ngồi thức canh chừng, sợ mẹ có bề nào... 

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 5:

Lời hỏi của người mẹ và lời đáp của nhân vật “tôi” ở cuối tác phẩm gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì về cuộc sống trong chiến tranh và tình cảm giữa con người với nhau?

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 6:

Từ truyện ngắn trên, anh/ chị có suy nghĩ gì về những hi sinh của con người Việt Nam cho nền độc lập hôm nay?

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Bình luận


Bình luận