Câu hỏi:

18/01/2025 2

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích sự sáng tạo của tác giả thể hiện qua hình tượng “gió” trong văn bản sau:

CỞI GIÓ

Một ngày gió nâng tôi lên cao

Tôi nhìn xuống thấy một con kiến bị cầm tù trong hộp thư điện tử nhiều ngăn,

                                       trong chiếc điện thoại di động thỉnh thoảng lại đổ chuông

Một ngày gió nâng tôi lên cao

Tôi nhìn xuống thấy một con chim bị cầm tù trong tiếng ngợi ca của bầy đàn,

                                       trong những mốc giới hạn mĩ cảm đã được sắp đặt

Một ngày gió nâng tôi lên cao

Gió trao tôi đôi cánh

Và bảo tôi hãy cởi gió ra và bay lên trên ý nghĩ.

(Nguyễn Phan Quế Mai, Tạp chí Sông Hương, số 265, tháng 3/2011)

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (đoạn văn khoảng 200 chữ)

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự sáng tạo của tác giả thể hiện qua hình tượng “gió” trong văn bản “Cởi gió”.

0,25

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự sáng tạo của tác giả thể hiện qua hình tượng “gió” trong văn bản.

* Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận:

(1) Sự sáng tạo trong cách xây dựng hình tượng, sử dụng ngôn từ: nhân cách hoá, hữu hình hoá ngọn gió thông qua trí tưởng tượng bay bổng, độc đáo.

(2) Sự sáng tạo trong ý tưởng, nội dung biểu đạt: gió trở thành người bạn nâng đỡ “tôi” vượt lên hiện thực để quan sát cuộc sống một cách toàn diện, nhận thức về sự tù túng của con người trong thế giới vật chất, trong những ảo tưởng bởi sự bủa vây của ngợi khen, ca tụng, trong những thói quen đến mòn đi của cảm nhận, suy nghĩ,...; gió trao cho “tôi” đôi cánh, khích lệ “tôi” dám vượt thoát bứt phá từ những gì mình đã được nâng đỡ, trao nhận, học tập,... để tự tạo ra “đôi cánh” của bản thân.

(3) Tác dụng của sự sáng tạo hình tượng “gió” trong văn bản: Khơi gợi ở người đọc những khát vọng đẹp đẽ: khát vọng vượt thoát khỏi những “quán tính” của hành động, cảm xúc, suy nghĩ, dám bứt phá bằng nội lực của tư duy,...; tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn cho văn bản.

* Kết đoạn: Khẳng định lại vẻ đẹp độc đáo và ý nghĩa sâu sắc của hình tượng “gió” qua sự sáng tạo của nhà thơ.

0,5

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5

đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Truyện viết về đề tài gì?

Xem đáp án » 18/01/2025 19

Câu 2:

Câu 2 (4,0 điểm)

Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một xu thế tất yếu và là một lợi thế không thể phủ nhận của con người trong xã hội hiện đại. Tuy vậy, có ý kiến cho rằng, nếu không sử dụng AI đúng cách, thế hệ trẻ không những không đồng hành với bước tiến của nhân loại mà thậm chí còn “đi lùi” trong việc tạo ra giá trị cho bản thân.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày quan điểm của anh/ chị về vấn đề sử dụng AI và việc phát triển giá trị của bản thân.

Xem đáp án » 18/01/2025 2

Câu 3:

Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu sau: “Song đến nơi chỉ thấy bóng tà rọi cửa, rêu biếc đầy sân, năm ba tiếng quạ kêu ở trên cành cây xao xác”.

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 4:

Nêu tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản.

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 5:

Phát biểu chủ đề của truyện.

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Câu 6:

Lời bình cuối truyện không chỉ cho thấy thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật, mà còn là thông điệp về việc “tự sửa mình”. Hãy đánh giá về ý nghĩa của thông điệp này đối với con người trong bối cảnh xã hội ngày nay.

Xem đáp án » 18/01/2025 0

Bình luận


Bình luận