Câu hỏi:
18/01/2025 9II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Lao động và ước mơ có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Anh/ Chị hãy trả lời câu hỏi đó bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ).Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (đoạn văn khoảng 200 chữ) |
0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Mối quan hệ giữa lao động và ước mơ. |
0,25 |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: – Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận “Mối quan hệ giữa lao động và ước mơ” – như hành trình và đích đến. * Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận bằng lí lẽ và minh chứng: (1) Giải thích: Lao động được hiểu là hoạt động trí óc hoặc chân tay của con người nhằm thực hiện một công việc, một nhiệm vụ cụ thể, để đạt được mục đích nào đó. Ước mơ là điều mong muốn tốt đẹp trong tương lai. (2) Lao động giúp ước mơ sớm trở thành hiện thực: Bản chất của lao động là khám phá, sáng tạo. Trong lao động, con người luôn nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn thử thách để đạt được mục đích. Nhờ lao động, con người tiệm cận đến những điều muốn tốt đẹp mà họ theo đuổi. Lao động nghiêm túc, hiệu quả thì hành trình đến với ước mơ có thể được rút ngắn và ngược lại. Lao động chính là hành trình. (3) Ước mơ tạo động lực, khích lệ con người hăng say, nhiệt tình trong lao động, tìm thấy niềm vui, niềm tin trong mỗi chặng đường nỗ lực của bản thân,... Ước mơ là đích đến của hành trình lao động. (4) Lựa chọn một vài bằng chứng tiêu biểu để làm rõ lí lẽ. Ví dụ: Cô Chảo Thị Yến (sinh năm 1990) người dân tộc Dao, nuôi dưỡng ước mơ chinh phục tri thức để thay đổi số phận. Cô đã vượt qua muôn vàn khó khăn để học tập, nỗ lực kiến tạo “phiên bản hoàn hảo nhất” của chính mình và trở thành nữ thạc sĩ người dân tộc thiểu số đầu tiên giành được học bổng du học châu Âu... (5) Bình luận, liên hệ: một số cá nhân chỉ mơ ước viển vông, không lao động; những người không dám ước mơ;... * Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận (lao động và ước mơ có mối quan hệ mật thiết); rút ra bài học cho bản thân (hãy chinh phục ước mơ bằng lao động, bằng sự nỗ lực và cố gắng từng ngày). |
0,5 |
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0,5 |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Câu 2 (4,0 điểm)
Viết bài nghị luận văn học (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ sau:
MÙA HẠ
Đó là mùa của những tiếng chim reo
Trời xanh biếc, nắng tràn lên khắp ngả
Đất thành cây, mật trào lên vị quả
Bước chân người bỗng mở những đường đi.
Đó là mùa không thể giấu che
Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng
Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng
Từ những miền cay đắng hoá thành thơ.
Đó là mùa của những ước mơ
Những khát vọng muôn đời không kể xiết
Gió bão hoà mưa thành sông thành bể
Một thoáng nhìn có thể hóa tình yêu.
Đó là mùa của những buổi chiều
Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút
Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức
Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa.
Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa
Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?
Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển
Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.
(Trích: Thơ Xuân Quỳnh, NXB Văn học, Hà Nội, 2016)
Câu 3:
Vì sao tác giả khẳng định: “Lao động là thứ mà thời đại nào cũng quý, cũng coi trọng”?.
Câu 4:
Những câu: “Ngay cả chú chim yến, khi còn non thì được bố mẹ mang mồi về mớm cho nhưng khi lớn lên sẽ phải tự mình đi kiếm mồi. Hổ và sư tử cũng đều như vậy.” có vai trò và tác dụng gì trong văn bản?
Câu 5:
Anh/ Chị hiểu câu sau như thế nào: “Việc con người có cảm nhận được niềm vui trong lao động hay không sẽ có ý nghĩa lớn lao, quyết định cuộc đời của người đó hạnh phúc hay không”?
Câu 6:
Kết nối vấn đề đặt ra trong văn bản với thực tiễn để nêu lên một biểu hiện cho thấy vẫn có người nhận thức chưa đúng đắn về ý nghĩa của lao động.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!