Câu hỏi:

18/01/2025 2,497 Lưu

Câu 2. (4,0 điểm)

Vượt quá ranh giới của sự tự tin, bạn có thể trở thành kẻ ngạo mạn; vượt quá ranh giới của sự ngay thẳng, bạn có thể trở thành kẻ thô lỗ; vượt quá ranh giới của sự khiêm nhường, bạn có thể trở thành kẻ tự ti.

Lấy những mệnh đề trên làm ý tưởng, anh/chị hãy viết một bài luận với nhan đề: Ranh giới.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội.  

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bài luận với nhan đề: Ranh giới.

0,5

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận của bài viết:

– Xác định được các ý chính của bài viết.

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Dưới đây là một số định hướng viết bài:

+ Ranh giới ở đây được hiểu là đường biên của các giới hạn mà nếu vượt qua nó thì mọi ý nghĩa ban đầu sẽ trở nên đối lập.

+ Ý thức được ranh giới trong cuộc sống sẽ giúp người ta quân bình được mọi giới hạn, tránh sự thái quá (ví dụ từ người nổi tiếng có thể biến thành kẻ lố bịch, từ người tột đỉnh của thành công sẽ trở thành kẻ thất bại thảm hại).

+ Tuy nhiên, ý thức được ranh giới là điều không dễ bởi khi thành công trong bất cứ lĩnh vực nào, người ta thường có nhu cầu tiến xa hơn mà đôi khi không cần biết đến những điều kiện cho phép.

+ Mặt khác, nếu quá chú trọng ranh giới, người ta sẽ không khai thác hết những tiềm năng của chính mình; khi ấy, ranh giới thành rào cản đối với sự phát triển bản thân.

+ Bài học rút ra: con người dù thành công hay đạt đỉnh vinh quang đến mấy cũng vẫn có những giới hạn. Vì vậy, một mặt cần có khát vọng để thể hiện hết những tiềm năng của bản thân nhưng cũng cần ý thức được ranh giới để biết dừng đúng thời điểm.

1,0

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5

đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phương diện nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ Một đêm đàn lạnh trên sông Huế của Văn Cao.

0,25

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

+ Có thể lựa chọn một trong hai phương diện nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ để viết.

+ Nêu rõ đặc điểm nội dung hoặc nghệ thuật của đoạn văn (ví dụ: về nội dung có thể bàn luận về sức cuốn hút kì diệu của bản đàn, sự hoà hợp tâm tư của người chơi đàn và người hát; về nghệ thuật có thể tập trung vào sự hoà hợp giữa chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ; cách sử dụng từ láy; vai trò của yếu tố tượng trưng, siêu thực trong bài thơ,...).

+ Phân tích, đánh giá được luận điểm nêu ra theo quan điểm của cá nhân.

+ Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

0,5

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5

đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

Lời giải

Trong bài thơ trên, người chơi đàn là “anh” (nhân vật trữ tình), người hát là “em” (được gọi bằng các đại từ khác như “nàng” “phấn nữ”).

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP