Câu hỏi:
18/01/2025 9II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Tuổi trẻ cần rèn luyện tư duy phản biện.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề: Tuổi trẻ cần rèn luyện tư duy phản biện. |
0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Tuổi trẻ cần rèn luyện tư duy phản biện. |
0,25 |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận * Mở đoạn: Giới thiệu về tuổi trẻ và sự cần thiết phải rèn luyện tư duy phản biện. * Thân đoạn: - Người có tư duy phản biện là người như thế nào? (Người biết đặt câu hỏi, phát hiện vấn đề, đưa ra lập luận để phân tích, đánh giá vấn đề một cách khách quan,...) - Tư duy phản biện có vai trò quan trọng như thế nào? (Giúp con người có kiến thức, sự tự tin, nhận thức đúng đắn, dám nghĩ, dám làm; không ý lại, nói theo; có suy nghĩ độc lập và sáng tạo,...) * Vì sao tuổi trẻ cần rèn luyện tư duy phản biện? (Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, sức mạnh của dân tộc,... Tuổi trẻ cần có tư duy phản biện để khắc phục những hạn chế của người đi trước, khám phá cái mới, vượt qua cái cũ, cái lạc hậu để đất nước ngày một phát triển,...); phê phán lối sống ỷ lại, chỉ biết làm theo, nói theo, thiếu sáng tạo. - Kết đoạn: Khẳng định lại sự cần thiết phải rèn luyện tư duy phản biện đối với tuổi trẻ. |
0,5 |
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng. |
0,5 |
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn |
0,25 |
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Câu 2. (4,0 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh hai đoạn nhật kí sau đây:
Đoạn trích 1:
3.7.1968
Tháng Bảy lại về với những cơn gió nam xào xạc thổi rung cây, từng buổi sớm mai dịu mát và từng đêm trăng êm ả giữa rừng. Trong cái nắng chói chang cháy bỏng, tháng Bảy năm nay vẫn nặng trĩu đau thương căm thù. Từ những năm xa xôi, mình đã biết tháng Bảy với những ngày 20, ngày Hội nghị Hiệp thương . Nhưng nhận thức cho đầy đủ về ngày đó, về cả một quá trình cách mạng vĩ đại trên mảnh đất Việt Nam ngàn lần anh hùng này thì hình như mới độ sáu năm nay. Đó là một mùa hè ở Hà Nội, khi đêm tháng Bảy êm dịu ôm trùm lấy không gian, trên con đường vắng mình từ giã người chiến sĩ giải phóng quân, tiễn anh lên đường đi vào cuộc kháng chiến thần thánh. Từ đó đến nay, mình đã lớn thêm mỗi khi tháng Bảy lại về.
Giờ đây, cũng là một ngày tháng Bảy – giữa núi rừng, mình cùng thương binh chạy càn. Chạy càn ở tư thế chiến thắng, chỉ có những người Việt Nam chúng ta mới thấy được khi thể chiến thắng dù địch đang đuổi theo sau lưng, dù vai nặng trĩu ba lô, dù chân đạp rừng băng suối đi lánh địch.
Bỗng nhớ đến câu thơ của Tố Hữu:
“Khắp nơi đâu trên Trái Đất này
Như miền Nam đắng cay chung thuy
Như miền Nam gan góc dạn dày.”
(Đặng Thuỳ Trâm, Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2009, tr. 51 – 52)
Đoạn trích 2:
15.4.1972
Những ngày mà mình nhớ rất nhiều đến các bạn cùng lớp cùng học với mình, cùng trường. Có người đi bộ đội đã hi sinh, có người còn ở tiền tuyến, có người ở nhà và có người đi học nước ngoài. Mỗi người một công việc quan trọng do đất nước phân công. Minh rất tin rằng mỗi người bạn ấy sẽ có lúc nhớ lại những mái trường các bạn đã đi qua, sẽ nhớ những kỉ niệm chẳng bao giờ có thể phai nhòa và những ước muốn xôn xao khi cửa đời rộng mở – Có thể mượn ý Tố Hữu mà nói ở đây: “Ta chính là hôm nay và các bạn chính là mãi mãi.”. Nhưng làm sao có thể có tương lai đẹp đẽ khi không có những người hôm nay đang cầm súng, đang gian khổ đánh giặc. Riêng mình, hình như đây là một phần thưởng. Đi bộ đội, với mình không chỉ là đánh giặc. Được sống những ngày oanh liệt và vẻ vang nhất của đất nước, khi mà dân tộc ta đang thắng lớn và bước nhanh đến ngày thắng lợi hoàn toàn, mình phải viết. Phải viết với tất cả năng lực của mình có được. Phải viết với sự say mê, cố gắng hết sức của bản thân. Viết với bao nhiêu gửi gắm và tin tưởng của bạn bè đối với mình.
(Nguyễn Văn Thạc, Mãi mãi tuổi hai mươi,
NXB Thanh niên, Hà Nội, 2005, tr. 148)
Câu 4:
Chỉ ra tác dụng của sự kết hợp thao tác bình luận và giải thích được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 5:
Bạn có thể đã nhận ra rằng tư duy phản biện nói chung và cách trình bày nói riêng không có nghĩa là chỉ biết nhiều kiến thức. Câu văn trên đây mắc phải lỗi nào? Vì sao?
Câu 6:
Tác giả viết: “Những người có tư duy phản biện tập trung vào cách họ biết hơn là cái họ biết”. Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả không? Vì sao?
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!