Câu hỏi:

21/01/2025 70

HƠI ẤM BÀN TAY

(Lưu Quang Vũ)

Phút đưa nhau ta chỉ nắm tay mình

Điều chưa nói thì bàn tay đã nói

Mình đi rồi hơi ấm còn ở lại

Còn bồi hồi trong những ngón tay ta.

 

Như hai dòng sông gặp gỡ đổi phù sa

Nhập luồng nước, hoà nhau màu sắc

Trao cảm thương, hai bàn tay nắm chặt

Nghe máu mẹ cha chuyển giữa mỗi tay mình.

 

Những ngày xa, trời nhớ một màu xanh

Xây trận địa bàn tay ta rám nắng

Khi vuốt ngọn cỏ non khi lắp đạn

Khi áp lên vầng trán thấm mồ hôi.

 

Bàn tay ta trên ngực lớn cuộc đời

Ấm hơi ấm ở tay mình lưu luyến

Và ở tận đầu kia trận tuyến

Bàn tay mình mang ánh nắng tay ta.

 

Khi đàn chim bay tới rợp trời trưa

Cồn mây về mang cơn mưa đầu hạ

Hai vì sao đổi ngôi trong đêm gió...

Đó chính tay mình đang vượt khoảng xa

Tìm đến nơi này âu yếm nắm tay ta.

(Lưu Quang Vũ, Thơ tình, NXB Văn học, 2002)

Bài thơ có thể chia thành mấy đoạn? Hãy đặt tên cho từng đoạn để từ đó xác định mạch cảm xúc, cấu tứ độc đáo và hình tượng chính của bài thơ.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Bài thơ chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1 gồm 2 khổ thơ đầu: Hơi ấm hoà quyện từ hai đôi bàn tay.

+ Đoạn 2 gồm 2 khổ tiếp theo (khổ 3, 4): Đôi bàn tay ta giữa cuộc đời.

+ Đoạn 3 là khổ cuối (khổ thứ 5): Tay mình vượt khoảng xa đến với tay ta.

- Mạch cảm xúc: Đi từ sự cảm nhận hơi ấm hoà quyện từ hai đôi bàn tay đến sức mạnh, nghị lực trong đôi bàn tay ta (có hơi ấm của đôi bàn tay mình), và kết thúc là hình ảnh đôi bàn tay mình vượt qua nghìn trùng để truyền hơi ấm, tiếp thêm sức sống cho tay ta (cho “ta”).

- Cấu tứ độc đáo: mở đầu là hai bàn tay, hai hơi ấm, hai sức sống hoà quyện trong nhau; kết thúc vẫn là đôi bàn tay (ở xa nhau) đang hướng về nhau, tiếp tục truyền hơi ấm cho nhau.

- Hình tượng chính của bài thơ: đôi bàn tay.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Đọc khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi a, b, c.

a) Chủ thể trữ tình cảm nhận được hơi ấm bàn tay trong hoàn cảnh đặc biệt nào

b) Tác giả Lưu Quang Vũ muốn nói điều gì trong dòng thơ “Điều chưa nói thì bàn tay đã nói”? Phân tích thủ pháp nghệ thuật trong dòng thơ để làm rõ điều đó.

c) Phân tích cảm xúc của chủ thể trữ tình trong khổ thơ.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

a) Chủ thể trữ tình cảm nhận được hơi ấm bàn tay trong hoàn cảnh đặc biệt: hai người nắm tay nhau trong phút chia tay. Người ra đi lên đường ra mặt trận, người ở lại nơi hậu phương (Xây trận địa, trận tuyến).

b) Nghệ thuật

- Hoán dụ: bàn tay (lấy bộ phận chỉ toàn thể); Nhân hoá: Bàn tay đã nói.

+ Đây là dòng thơ đặc sắc có sự cộng hưởng của nhiều yếu tố ngôn ngữ để diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình: nắm bàn tay của nhau trong phút chia xa họ cảm nhận, hiểu được nỗi lòng, cảm xúc của nhau từ hơi ấm của đôi bàn tay. Đó là những tín hiệu không lời, phi ngôn ngữ đầm ấm chứa đựng những điều mà ngôn ngữ/ lời nói không thể chuyển tải được.

c) Cảm xúc của chủ thể trữ tình thể hiện rõ nhất ở hai dòng thơ cuối, trong hai chữ “bồi hồi”

- “Mình đi rồi hơi ấm còn ở lại”: Dòng thơ giàu sức gợi (hình dung trong người đọc về chàng trai trong phút chia tay) gợi cảm xúc nuối tiếc, lưu luyến. Phút giây ta chỉ nắm tay mình như ngưng đọng lại, thời gian và không gian không thể làm nguội lạnh hơi ấm mà trái lại chúng đã truyền làn hơi ấm nóng ấy vào tim, lưu lại vĩnh viễn trong tâm hồn người ra đi.

- Hai chữ “bồi hồi” được hiểu là những xao xuyến, xôn xao trong lòng. Nét tinh tế ở đây là thi sĩ không nói bồi hồi trong lòng mà là “Còn bồi hồi trong những ngón tay ta ; tức là hơi ấm nóng lưu lại ở ngón tay khiến lòng ta xao xuyến, xôn xao.

Câu 3:

Thi sĩ đã dùng những từ ngữ nào, thủ pháp nghệ thuật nào để diễn tả những cảm nhận của mình về hai bàn tay nắm chặt? Phân tích đôi điều làm rõ những cảm nhận đó trong khổ thơ thứ hai.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Từ ngữ đặc sắc: gặp gỡ, nhập, hoà nhau, trao, chuyển.

- Nghệ thuật: so sánh (“Như hai dòng sông gặp gỡ đổi phù sa”); Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (“Nghe máu mẹ cha chuyển giữa mỗi tay mình”).

Câu 4:

Đọc khổ 3, 4 và trả lời các câu hỏi a, b, c.

a) Hình ảnh bàn tay ta được gợi tả trong những hoàn cảnh nào?

b) Các từ ngữ “Xây trận địa”, “lắp đạn” có vai trò như thế nào trong khắc hoạ bàn tay ta?

c) Điều gì làm nên vẻ đẹp cho bàn tay ta? Cảm xúc của tác giả khi nói và bàn tay ta?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

a) Hình ảnh bàn tay ta được gợi tả:

+ Xây trận địa bàn tay ta rám nắng

Khi vuốt ngọn cỏ non khi lắp đạn

Khi áp lên vầng trán thấm mồ hôi.

+ Bàn ta được gợi tả trong các hoàn cảnh khác nhau: vững vàng, khi thực hiện nhiệm vụ của người lính; mềm mại với cỏ cây hoa lá, đầy suy tư khi áp lên vầng trán,..

b) Các từ ngữ “Xây trận địa”, “lắp đạn” gợi hoàn cảnh cụ thể làm nổi bật vẻ đẹp của bàn tay ta – vẻ đẹp khoẻ khoắn, trẻ trung, mạnh mẽ của người lính nơi chiến trường gian khổ.

c) Điều làm nên vẻ đẹp cho bàn tay ta: “Bàn tay mình mang ánh năng tay ta” – là tình yêu của bạn gái ở hậu phương, là hơi ẩm từ bàn tay người yêu còn lưu lại từ phút giây chia tay ("Âm hơi ấm ở tay mình lưu luyến”... “Bàn tay mình mang ánh nắng tay ta”) để người lính có sức mạnh đặc biệt, sức mạnh của tình yêu, sức mạnh cộng hưởng từ hai trái tim.

Câu 5:

Tác giả gửi đến người đọc bức thông điệp nào? Em có đồng ý với điều đó không? Những yếu tố nghệ thuật đặc sắc nào đã chuyển tải bức thông điệp đó?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Dù ở nơi đâu, khi nào, trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất tình yêu đôi lứa thì sự thuỷ chung, chân thành cũng làm nên tình yêu cuộc sống và sức mạnh cho mỗi người ("Bàn tay ta trên ngực lớn cuộc đời/ Và ở tận đầu kia trận tuyến/ Bàn tay mình mang ánh nắng tay ta.)

- Tình yêu thuỷ chung, chân thành luôn có sức mạnh, có khả năng diệu kì: vượt qua muôn ngàn thử thách, khoảng cách để hướng về nhau, ở bên nhau, truyền cho nhau sức mạnh, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống (“Đó chính tay mình đang vượt khoảng xa/ Tìm đến nơi này âu yếm nắm tay ta.”)

- Hãy biết trân trọng tình cảm chân thành và hãy tin vào sức mạnh của tình yêu.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nêu đánh giá của em về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ và ý nghĩa của hình ảnh bàn tay. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ để trả lời câu hỏi.

Xem đáp án » 21/01/2025 19

Câu 2:

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) về vấn đề thanh niên hội nhập trong thời kì 4.0.

Xem đáp án » 21/01/2025 12

Câu 3:

Đọc khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi a, b, c.

a) Chủ thể trữ tình cảm nhận được hơi ấm bàn tay trong hoàn cảnh đặc biệt nào

b) Tác giả Lưu Quang Vũ muốn nói điều gì trong dòng thơ “Điều chưa nói thì bàn tay đã nói”? Phân tích thủ pháp nghệ thuật trong dòng thơ để làm rõ điều đó.

c) Phân tích cảm xúc của chủ thể trữ tình trong khổ thơ.

Xem đáp án » 21/01/2025 0

Câu 4:

Thi sĩ đã dùng những từ ngữ nào, thủ pháp nghệ thuật nào để diễn tả những cảm nhận của mình về hai bàn tay nắm chặt? Phân tích đôi điều làm rõ những cảm nhận đó trong khổ thơ thứ hai.

Xem đáp án » 21/01/2025 0

Câu 5:

Đọc khổ 3, 4 và trả lời các câu hỏi a, b, c.

a) Hình ảnh bàn tay ta được gợi tả trong những hoàn cảnh nào?

b) Các từ ngữ “Xây trận địa”, “lắp đạn” có vai trò như thế nào trong khắc hoạ bàn tay ta?

c) Điều gì làm nên vẻ đẹp cho bàn tay ta? Cảm xúc của tác giả khi nói và bàn tay ta?

Xem đáp án » 21/01/2025 0

Câu 6:

Tác giả gửi đến người đọc bức thông điệp nào? Em có đồng ý với điều đó không? Những yếu tố nghệ thuật đặc sắc nào đã chuyển tải bức thông điệp đó?

Xem đáp án » 21/01/2025 0

Bình luận


Bình luận