Câu hỏi:
25/01/2025 137Đọc bài đọc sau và trả lời câu hỏi từ 21 đến 29:
TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI
Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.
Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó, thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.
Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không.
Gió ngạc nhiên:
– Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:
– Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:
– Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.
(Theo Truyện nước ngoài)
Bông hoa lạ được miêu tả thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
C. Cánh hoa mịn như nhung, hương thơm ngát.
Hướng dẫn giải:
Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó, thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Kiểu nhân hóa được sử dụng trong đoạn sau là gì?
Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi.
Lời giải của GV VietJack
A. Dùng từ chỉ hoạt động của người để chỉ vật.
Hướng dẫn giải:
Kiểu nhân hóa được sử dụng trong đoạn “Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi” là dùng từ chỉ hoạt động của người để chỉ vật.
Câu 3:
Bông hoa cất tiếng hát và sau đó hỏi gió xem thích bài hát đó không. Vì sao gió lại ngạc nhiên khi bông hoa đặt câu hỏi cho mình?
Lời giải của GV VietJack
D. Vì gió cho rằng mình chính là người hát bài hát ấy.
Hướng dẫn giải:
Bông hoa cất tiếng hát và sau đó hỏi gió xem thích bài hát đó không. Gió ngạc nhiên khi bông hoa đặt câu hỏi cho mình vì gió cho rằng mình chính là người hát bài hát ấy.
Câu 4:
Vì sao hoa, gió và sương liên tục tranh cãi?
Lời giải của GV VietJack
B. Vì ai cũng cho rằng chính mình đã hát bài hát vào sáng sớm.
Hướng dẫn giải:
Học sinh chú ý đoạn sau:
Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không.
Gió ngạc nhiên:
– Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:
– Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai.
Câu 5:
Chủ ngữ trong câu "Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng." là gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Hoa, gió và sương.
Hướng dẫn giải:
Hoa, gió và sương/ quyết định hỏi bác gác rừng.
CN VN
Câu 6:
Vì sao hoa, gió, sương đều không nghe được tiếng hát của nhau?
Lời giải của GV VietJack
D. Vì các bạn chỉ tập trung vào tiếng hát của mình.
Hướng dẫn giải:
Hoa, gió, sương đều không nghe được tiếng hát của nhau vì các bạn chỉ tập trung vào tiếng hát của mình.
Câu 7:
Thông điệp mà truyện mang đến là gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Hãy lắng nghe mọi người xung quanh để hiểu nhau hơn.
Hướng dẫn giải:
Qua câu chuyện người viết muốn truyền tải tới mọi người thông điệp hãy lắng nghe mọi người xung quanh để hiểu nhau hơn.
Câu 8:
Trạng ngữ trong câu "Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca." là gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật.
Hướng dẫn giải:
Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, /muôn loài/ đều hân hoan hát ca.
TN CN VN
Câu 9:
Trạng ngữ trong câu "Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca." bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
Lời giải của GV VietJack
D. Thời gian.
Hướng dẫn giải:
Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật/, muôn loài đều hân hoan hát ca.
Trạng ngữ bổ sung thời gian cho câu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Tìm trạng ngữ chỉ thời gian có trong các câu sau:
Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng hồ.
Câu 4:
Tìm trạng ngữ chỉ thời gian có trong các câu sau:
Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 20)
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Tiếng việt lớp 4 có đáp án - đề số 5
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều có đáp án ( Đề 1)
Bộ 10 đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 4)
về câu hỏi!