35 câu trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 Chân trời sáng tạo có đáp án

32 người thi tuần này 4.6 32 lượt thi 35 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

922 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)

32.6 K lượt thi 13 câu hỏi
309 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)

2.6 K lượt thi 9 câu hỏi
245 người thi tuần này

Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 20)

16.7 K lượt thi 13 câu hỏi
106 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 4)

31.8 K lượt thi 13 câu hỏi

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Đọc bài thơ dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

Chiều thu quê em

Nắng chiều mỏng manh sợi chỉ 

Chuồn kim khâu lá trong vườn 

Hoa chuối rơi như tàn lửa 

Đất trời được ướp bằng hương

 

Con chim giấu chiều trong cánh 

Để rơi tiếng hót khi nào 

Hoàng hôn say về chạng vạng 

Lục bình líu ríu cầu ao

 

Dòng sông mát lành tuổi nhỏ 

Nước tung toé ướt tiếng cười 

Con bò mải mê gặm cỏ 

Cánh diều ca hát rong chơi

 

Lúa bả vai nhau chạy miết 

Dừa cầm gió lọt kẽ tay 

Mây trốn đâu rồi chẳng biết

Chiều lo đến tím mặt mày!

Không gian lặn vào ngòi bút 

Bé ngồi phác hoạ mùa thu 

Quê hương hiện lên đậm nét 

Buổi chiều rung động tâm tư.

Trương Nam Hương

Câu 1:

Tác giả của văn bản là ai?

Xem đáp án

Câu 2:

Giải nghĩa từ "chạng vạng" 

Xem đáp án

Câu 3:

Giải nghĩa từ "phác họa" 

Xem đáp án

Câu 4:

Giải nghĩa từ "tâm tư" 

Xem đáp án

Câu 6:

Tìm chủ ngữ của câu văn: "Qua truyện Dế Mèn phiêu liêu kí cho thấy Dế Mèn phục thiện." ?

Xem đáp án

Câu 7:

Câu “mỗi khi đi qua đoạn đường đó” mắc lỗi gì?

Xem đáp án

Câu 8:

Cho câu “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam” đâu là chủ ngữ?

Xem đáp án

Câu 9:

Điền vào chỗ trống:" Câu có thể có......... chủ ngữ" :

Xem đáp án

Câu 10:

Từ nào trái nghĩa với từ đẹp?

Xem đáp án

Câu 13:

Tìm trạng ngữ chỉ thời gian có trong các câu sau:

Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng hồ.

Xem đáp án

Câu 14:

Trạng ngữ "Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy" trong câu "Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời" (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì?

Xem đáp án

Câu 15:

Công dụng của dấu ngoặc kép là gì?

Xem đáp án

Câu 17:

Đâu là chi tiết con có thể sử dụng khi miêu tả đặc điểm hoạt động của một chú chó?

Xem đáp án

Câu 18:

Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp?

Xem đáp án

Câu 19:

Theo cấu tạo của một bài văn tả con vật thân bài gồm những gì?

Xem đáp án

Câu 20:

Đâu là trình tự của bài văn miêu tả con vật?

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Đọc bài đọc sau và trả lời câu hỏi từ 21 đến 29:

TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI

Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.

Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó, thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.

Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không.

Gió ngạc nhiên:

– Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.

Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:

– Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.

Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:

– Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.

(Theo Truyện nước ngoài)

Câu 21:

Bông hoa lạ được miêu tả thế nào?

Xem đáp án

Câu 22:

Kiểu nhân hóa được sử dụng trong đoạn sau là gì?

Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi.

Xem đáp án

Câu 23:

Bông hoa cất tiếng hát và sau đó hỏi gió xem thích bài hát đó không. Vì sao gió lại ngạc nhiên khi bông hoa đặt câu hỏi cho mình?

Xem đáp án

Câu 24:

Vì sao hoa, gió và sương liên tục tranh cãi?

Xem đáp án

Câu 25:

Chủ ngữ trong câu "Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng." là gì?

Xem đáp án

Câu 26:

Vì sao hoa, gió, sương đều không nghe được tiếng hát của nhau?

Xem đáp án

Câu 27:

Thông điệp mà truyện mang đến là gì?

Xem đáp án

Câu 28:

Trạng ngữ trong câu "Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca." là gì?

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 30 đến 35:

             Chú chó con vừa mới tập đi, bốn chân vẫn còn loạng choạng, chưa vững vàng. Thế mà chú ta đã nghịch ngợm và dạn dĩ lắm, chỗ nào cũng dám đi vào. Gặp bậc thềm cao, chú ta lăn tròn một vòng, rơi thẳng xuống mặt sân. Bốn cái chân chú nằm xoài ra, đôi mắt ngây thơ ngơ ngác nhìn xung quanh vì vẫn còn chưa bình tĩnh lại sau cú ngã. Nhưng chỉ vài giây thôi, chú lại lắc lắc cái đầu, làm đôi tai nhỏ vẫy vẫy như hai cái lá, rồi hớn hở chạy nhanh về phía trước. Ở đó có một đám lá khô mẹ vừa vun lại, rung rinh như gọi mời chú chó nhỏ đến khám phá.

Câu 30:

Người viết đã dùng từ ngữ nào để nói về chú chó con?

Xem đáp án

Câu 31:

Câu văn nào vừa dùng phép so sánh vừa dùng phép nhân hóa?

Xem đáp án

Câu 32:

Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

Xem đáp án

Câu 33:

Câu nào có trạng ngữ chỉ mục đích?

Xem đáp án

Câu 34:

Chọn câu chủ đề cho đoạn văn sau.

Toàn thân chúng được bao phủ bởi lớp lông ngắn và mềm mịn. Bộ lông ấy gồm hai màu chủ đạo là nâu và trắng, phân bổ thành các đốm tròn với kích thước khác nhau trên bề mặt cơ thể. Trong đó, phần lông ở trên lưng có màu đậm nhất.

Xem đáp án

4.6

6 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%