Câu hỏi:
08/02/2025 77Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ
Một buổi tối nọ, thằn lằn xanh đang bò trên cành cây. Đột nhiên, thằn lằn phát hiện tắc kè đang bò trên bức tường ở một ngôi nhà. Thằn lằn thầm nghĩ: “Ồ, một người bạn mới”. Thằn lằn cất tiếng chào:
- Chào cậu! Tớ là thằn lằn xanh. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào ban ngày.
- Chào cậu! Tớ là tắc kè. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào buổi tối. – Tắc kè đáp lời thằn lằn xanh.
Cả hai bạn cảm thấy thích thú về cuộc sống của nhau. Tắc kè liền nói:
- Hay chúng mình thử đổi cuộc sống cho nhau đi! Tớ chán những bức tường lắm rồi. Tớ muốn kiếm ăn trên những cái cây và trong các bụi cỏ giống cậu.
Thằn lằn xanh khoái chí:
- Còn tớ, tớ muốn bò lên tường để tìm thức ăn giống cậu. Mới nghĩ thế mà tớ đã thấy vui làm sao!
Vài ngày sau...
Thằn lằn xanh nhận ra tay và chân của mình không bám dính như tắc kè: “Mình không thể bò trên tường giống như tắc kè, cũng không thể kiếm ăn theo cách của tắc kè. Mình đói quá rồi!".
Trong khi đó, tắc kè cũng cảm thấy mình không thể chịu được sức nóng của ban ngày: “Da của mình không giống da của thằn lằn. Nóng quá! Mình không thể kiếm ăn ngoài trời! Mình đói quá rồi!”.
Thế là hai bạn quyết định đổi lại cuộc sống cho nhau. Thằn lằn xanh trở về với cái cây của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức tường thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối. Đôi bạn vẫn thi thoảng gặp nhau và trò chuyện về cuộc sống.
(Theo Sang Lê-kha-na)
Phát biểu nào sau đây là đúng về chi tiết thú vị trong văn bản trên?
Sách mới 2k7: Sổ tay Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 30k).
Quảng cáo
Trả lời:
A. Tình huống độc đáo giữa thằn lằn và tắc kè.
Hướng dẫn giải:
Trong văn bản không đề cập đến tài năng và phép biến hoá của thằn lằn và tắc kè, đồng thời không miêu tả không gian trong câu chuyện.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Vì sao thằn lằn xanh và tắc kè muốn đổi cuộc sống cho nhau?
Lời giải của GV VietJack
A. Vì hai bạn cảm thấy thích thú về cuộc sống của đối phương.
Hướng dẫn giải:
Trong văn bản có chi tiết: “Cả hai bạn cảm thấy thích thú về cuộc sống của nhau. Tắc kè liền nói:
- Hay chúng mình thử đổi cuộc sống cho nhau đi! Tớ chán những bức tường lắm rồi. Tớ muốn kiếm ăn trên những cái cây và trong các bụi cỏ giống cậu.”
Câu 3:
Hai bạn đã nhận ra điều gì khi thay đổi môi trường sống của mình?
Lời giải của GV VietJack
D. A, B đều đúng.
Hướng dẫn giải:
Trong văn bản có chi tiết: “Vài ngày sau...
Thằn lằn xanh nhận ra tay và chân của mình không bám dính như tắc kè: “Mình không thể bò trên tường giống như tắc kè, cũng không thể kiếm ăn theo cách của tắc kè. Mình đói quá rồi!".
Trong khi đó, tắc kè cũng cảm thấy mình không thể chịu được sức nóng của ban ngày: “Da của mình không giống da của thằn lằn. Nóng quá! Mình không thể kiếm ăn ngoài trời! Mình đói quá rồi!”.
Câu 4:
Nếu các loài vật đổi môi trường sống cho nhau thì điều gì sẽ xảy ra?
Lời giải của GV VietJack
D. Các loài vật sẽ không thích nghi được và sẽ chết dần.
Hướng dẫn giải:
Nếu các loài vật đổi môi trường sống cho nhau thì chúng sẽ không thích nghi được và chết dần.
Câu 5:
Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua câu chuyện trên?
Lời giải của GV VietJack
A. Mỗi loài vật đều có đặc điểm cơ thể riêng và sẽ phù hợp với từng môi trường khác nhau nên không thể thay đổi môi trường sống một cách tùy tiện.
Hướng dẫn giải:
Thông qua câu chuyện tác giả muốn nói với chúng ta rằng: mỗi loài vật đều có đặc điểm cơ thể riêng và sẽ phù hợp với từng môi trường khác nhau nên không thể thay đổi môi trường sống một cách tùy tiện.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Nếu các loài vật đổi môi trường sống cho nhau thì điều gì sẽ xảy ra?
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!