Câu hỏi:
14/02/2025 258Đặt 4 ống nghiệm có đánh số thứ tự từ 1 đến 4 vào giá để ống nghiệm. Cho 1 mL dung dịch NaOH 0,1M và một giọt phenolphthalein vào ống 1; một lượng nhỏ (bằng hạt gạo) CuO vào ống 2; một viên kẽm vào ống 3; một mẫu đá vôi vào ống 4; sau đó cho vào mỗi ống nghiệm 1 – 2 mL dung dịch acetic acid 1 M (riêng ống nghiệm số 2, đun nóng nhẹ sau khi nhỏ dung dịch acetic acid). Quan sát thí nghiệm, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm.
Câu hỏi trong đề: 118 bài tập Khoa học tự nhiên 9 Acetic Acid có lời giải !!
Quảng cáo
Trả lời:
Bước tiến hành thí nghiệm |
Hiện tượng, giải thích |
Đặt mẩu giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ, nhỏ vào đó một giọt dung dịch acetic acid và quan sát. |
Quỳ tím chuyển sang màu hồng. Vì acetic acid có tính acid yếu. |
Cho dung dịch acetic acid vào ống nghiệm 1 chứa 1 mL dung dịch NaOH 0,1M và một giọt phenolphthalein |
– Ban đầu ống nghiệm chứa dung dịch NaOH, khi nhỏ 1 giọt phenolphthalein vào thì dung dịch chuyển sang màu hồng vì dung dịch có môi trường base. – Sau đó cho dung dịch acetic acid vào thì màu hồng nhạt dần và dung dịch mất màu. Do acetic acid có phản ứng trung hòa với NaOH. CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O |
Cho dung dịch acetic acid vào ống nghiệm 2 chứa một lượng nhỏ CuO |
– CuO tan dần, sau phản ứng dung dịch thu được có màu xanh. 2CH3COOH + CuO (CH3COO)2Cu + H2O |
Cho dung dịch acetic acid vào ống nghiệm 3 chứa 1 viên kẽm |
– Viên kẽm tan dần, có bọt khí thoát ra. 2CH3COOH + Zn (CH3COO)2Zn + H2 |
Cho dung dịch acetic acid vào ống nghiệm 4 chứa một mẩu đá vôi |
– Mẩu đá vôi tan ra, có sủi bọt khí. 2CH3COOH + CaCO3 (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O |
Hot: 500+ Đề thi vào 10 file word các Sở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có đáp án 2025 (chỉ từ 100k). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho 18 gam acetic acid tác dụng với Na dư, sau phản ứng thu được sodium acetate và V lít khí H2 (đkc).
a) Viết PTHH xảy ra.
b) Tính V.
c) Tính khối lượng sodium acetate thu được.
Câu 2:
Cho 80 gam dung dịch acetic acid 12% tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X.
a) Viết PTHH xảy ra.
b) Cho quỳ tím vào dung dịch X thì quỳ tím thay đổi như thế nào?
c) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan.
Câu 3:
Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a) ? + ? C2H5ONa + ?↑
b) ? + ? CH3COOC2H5 + ?
c) ? + ? CH3COONa + H2↑
d) ? + Mg (CH3COO)2Mg + ?↑
e) ? + ? CH3COONa + H2O + CO2↑
f) CH3COOH + ? (CH3COO)2Ca + ? + ?↑
Câu 4:
Formic acid (có trong nọc kiến) có công thức hoá học là HCOOH. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra khi cho formic acid tác dụng với KOH, Mg và CaCO3.
Câu 5:
Em hãy giải thích hiện tượng của thí nghiệm khi cho dung dịch acetic acid vào quỳ tím?
b) Hãy trình bày cách phân biệt 3 dung dịch riêng biệt sau: acetic acid, ethylic alcohol, sodium hydroxide.
Câu 6:
Trong các chất sau đây:
a) C2H5OH.
b) CH3COOH.
c) CH3CH2CH2OH.
d) CH3CH2COOH.
Chất nào tác dụng được với Na, NaOH, Mg, CaO? Viết các phương trình hóa học.
Câu 7:
Trong các chất sau, chất nào tác dụng được với Na, chất nào làm quỳ tím hoá đỏ? Viết phương trình hoá học minh hoạ.
(1) CH3–CH2–OH
(2) CH3–COOH
(3) CH3–OH
(4) CH3CH2–COOH
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 18 có đáp án
Đề kiểm tra định kì Khoa học tự nhiên 9 Chủ đề 11 có đáp án (Đề 91)
Đề kiểm tra định kì Khoa học tự nhiên 9 học kì 2 có đáp án (Đề 121)
Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 3
Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 2
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 35 có đáp án
Đề kiểm tra định kì Khoa học tự nhiên 9 Chủ đề 12 có đáp án (Đề 101)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận