Câu hỏi:
14/02/2025 20Em hãy tìm hiểu và trình bày về cách làm xà phòng từ dầu ăn, mỡ thừa sau khi sử dụng.
Sách mới 2k7: Sổ tay Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 30k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Nguyên liệu để tái chế mỡ, dầu ăn thừa thành xà phòng:
– 1 kg dầu ăn thừa đã lọc bỏ cặn, tạp chất. Bạn có thể sử dụng 70% dầu thừa, 30% dầu dừa nguyên chất để khả năng tẩy rửa tốt hơn.
– 200 gram NaOH
– 400 gram nước cất (bạn cũng có thể dùng nước tinh khiết, hay các loại nước chưng cất từ thảo mộc, hoặc nước đun cùng với các loại thảo mộc khác nhau).
– 5 mL tinh dầu sả, chanh, bạc hà tự nhiên (nếu có) để tạo mùi thơm và át mùi dầu mỡ cũ.
b) Quy trình làm xà phòng
– Bước 1: Đeo găng tay, kính mắt bảo hộ.
– Bước 2: Đong 200 gram NaOH vào ca đựng 400 gram nước cất đã chuẩn bị, quấy nhẹ, nhiệt độ sẽ tăng lên rất nhanh. Đảo đều và để riêng một góc, chờ nhiệt độ hạ xuống (đến 40 – 45 độ)
Lưu ý: Đổ NaOH vào nước cất (không làm ngược lại) để đảm bảo an toàn.
– Bước 3: Khi nhiệt độ của hỗn hợp nước cất và NaOH về khoảng 40 – 45 độ C, đổ vào ca đựng 1 kg dầu đã chuẩn bị. Nhiệt độ của dầu tốt nhất trong khoảng 25 đến 35 độ C.
– Bước 4: Dùng phới (đũa thủy tinh) quấy đều, từ nhẹ tới mạnh, liên tục cho tới khi hỗn hợp đặc lại và có độ kết dính.
Thông thường, quy trình này sẽ mất khoảng 45 phút tới 1 tiếng, nhưng nếu sử dụng máy xay cầm tay hoặc máy đánh trứng để trộn, khâu này sẽ rút ngắn lại chỉ trong 5 – 10 phút. Nếu dùng tinh dầu, bạn cho vào trộn đều với hỗn hợp.
– Bước 5: Đổ xà phòng vào khuôn, đậy kín hoặc lấy giấy nến bọc lại, để qua đêm cho bánh xà phòng cứng lại.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Giải thích các hiện tượng sau:
a) Vào mùa đông, khi rửa bát đĩa có dính nhiều dầu mỡ người ta thường dùng nước nóng?
b) Khi ép lấy dầu từ lạc người ta thường cho hơi nước nóng qua bã ép nhiều lần.
Câu 2:
a) Nêu nhận xét về khả năng hòa tan của chất béo trong nước, xăng.
b) Viết công thức cấu tạo của một loại chất béo được tạo thành từ oleic acid (C17H33COOH) và glycerol.
c) Viết phương trình hoá học của phản ứng xà phòng hoá xảy ra khi đun nóng dung dịch NaOH với chất béo sau:
Câu 3:
a) Về thành phàn, cấu tạo dầu mỡ ăn có điểm gì khác với dầu mỡ dùng để bôi trơn máy móc (được tách ra từ dầu mỏ).
b) Nêu phương pháp hóa học phân biệt hai loại dầu mỡ trên.
Câu 4:
Hãy chọn phương pháp có thể làm sạch vết dầu ăn dính vào quần áo và giải thích.
a) Giặt bằng nước.
b) Giặt bằng xà phòng.
c) Tẩy bằng cồn 96o.
d) Tẩy bằng giấm.
e) Tẩy bằng xăng.
Câu 5:
Hoàn thành các câu sau đây bằng cách đặt những từ thích hợp vào chỗ trống:
a) Chất béo ... tan trong nước nhưng ... trong benzene, dầu hỏa.
b) Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng ... ester trong môi trường ... tạo ra ... và ...
c) Phản ứng của chất béo với nước trong môi trường acid là phản ứng ... nhưng không phải là phản ứng ...
Câu 6:
a) Trong tự nhiên, lipid có ở đâu?
b) Lipid tan được trong các dung môi nào sau đây: nước, dầu hỏa, benzene?
c) Lipid tham gia cấu tạo nên bộ phận nào của tế bào?
Câu 7:
Lipid có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Hình bên giới thiệu một số thực phẩm cung cấp lipid cho cơ thể. Chất béo có cấu tạo và tính chất gì? Lipid có phải chất béo không?
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 18 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 24 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 17 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 21 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 23 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 24 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 23 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
về câu hỏi!