Câu hỏi:
16/02/2025 27Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền bệnh A và bệnh B. Biết rằng: mỗi bệnh đều do 1 trong 2 allele của 1 gene quy định; các gene phân li độc lập; allele trội là trội hoàn toàn; người I.1 không mang allele gây bệnh B.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án:
- Xét bệnh A:
+ Bố mẹ (I3 × I4) bình thường sinh con gái (II8) bị bệnh → Gene gây bệnh A là gene lặn trên NST thường. Quy ước: A – không bị bệnh a >> a – bị bệnh a.
+ Người II6 bình thường nhưng có bố I1 bị bệnh A nên người II6 có kiểu gene Aa. Bố mẹ (I3 × I4) bình thường sinh con gái (II8) bị bệnh A → I3 × I4 = Aa × Aa → Xác suất kiểu gene của người II7 về tính trạng bệnh A là: 1/3AA : 2/3Aa. Vậy: II6 × II7 = Aa × (1/3AA : 2/3Aa) = (1/2A : 1/2a) × (2/3A : 1/3a) → Xác suất kiểu gene của người III12 về tính trạng bệnh A là: 2/5AA : 3/5Aa.
+ Người III13 bình thường có bố II9 bị bệnh A → Người III13 có kiểu gene là Aa.
→ III12 × III13 = (2/5AA : 3/5Aa) × Aa → Xác suất sinh con không bị bệnh A của cặp vợ chồng này là: 1 – aa = 1 – (3/5 × 1/4) = 17/20 (1).
- Xét bệnh B:
+ Bố mẹ (II6 × II7) bình thường sinh con trai (III.11) bị bệnh mà người I.1 không mang gene gây bệnh B lại sinh được con trai II.5 bị bệnh → Gene gây bệnh B là gene lặn trên NST X. Quy ước: B – không bị bệnh B >> b – bị bệnh b.
+ Người II6 bình thường sinh được con trai III11 bị bệnh B nên người II6 có kiểu gene là XBXb → II6 × II7 = XBXb × XBY → Xác suất về kiểu gene của người III12 về tính trạng bệnh B là: 1/2XBXB : 1/2XBXb.
→ III12 × III13 = (1/2XBXB : 1/2XBXb) × XBY → Xác suất sinh con trai không bị bệnh B của cặp vợ chồng này là: 3/4XB × 1/2Y = 3/8 (2).
Từ (1) và (2) → Theo lí thuyết, xác suất sinh con đầu lòng là con trai không bị bệnh A và không bị bệnh B của cặp vợ chồng III.12 và III.13 là: 17/20 × 3/8 = 51/160.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
a) Từ sơ đồ trên có thể rút ra kết luận A là người bình thường, B là người bị bệnh.
Câu 2:
a) (1) biểu thị sự trao đổi chéo không cân giữa 2 trong 4 chromatid khác nguồn của cặp nhiễm sắc thể.
Câu 3:
a) Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các kiểu gene không thay đổi qua tất cả các thế hệ.
Câu 4:
a) Sự xuất hiện của chó sói có ảnh hưởng rõ rệt đến sự biến động kích thước quần thể nai.
Câu 6:
Quá trình hình thành loài bằng hình thức này diễn ra có đặc điểm nào sau đây?
Câu 7:
Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu của công nghệ DNA tái tổ hợp?
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025) Đề thi tổng ôn tốt nghiệp THPT Sinh học có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!