Câu hỏi:
17/02/2025 39Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3 và 4. Cả bốn bình đều đựng hạt của một giống lúa:
- Bình 1 chứa 1 kg hạt mới nhú mầm.
- Bình 2 chứa 1 kg hạt khô.
- Bình 3 chứa 1 kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín.
- Bình 4 chứa 0,5 kg hạt mới nhú mầm.
Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở bốn bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm.
a) Nhiệt độ ở cả bốn bình đều tăng.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Sai.
+ Bình 1 chứa 1 kg hạt mới nhú mầm → Quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh → Lượng nhiệt sinh ra là nhiều nhất → Nhiệt độ trong bình 1 là cao nhất.
+ Bình 2 chứa 1 kg hạt khô → Quá trình hô hấp tế bào diễn ra ở hạt khô rất yếu → Hầu ra không sinh ra nhiệt → Nhiệt độ trong bình 2 không tăng.
+ Bình 3 chứa 1 kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín → Hạt đã luộc chín (tế bào đã chết) không diễn ra quá trình hô hấp tế bào → Nhiệt độ trong bình 3 không tăng.
+ Bình 4 chứa 0,5 kg hạt mới nhú mầm → Quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh → Lượng nhiệt sinh ra là nhiều nhưng ít hơn bình 1 do khối lượng hạt ít hơn → Nhiệt độ trong bình 4 là thấp hơn bình 1.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
b) Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất.
Lời giải của GV VietJack
Đúng
+ Bình 1 chứa 1 kg hạt mới nhú mầm → Quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh → Lượng nhiệt sinh ra là nhiều nhất → Nhiệt độ trong bình 1 là cao nhất.
+ Bình 2 chứa 1 kg hạt khô → Quá trình hô hấp tế bào diễn ra ở hạt khô rất yếu → Hầu ra không sinh ra nhiệt → Nhiệt độ trong bình 2 không tăng.
+ Bình 3 chứa 1 kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín → Hạt đã luộc chín (tế bào đã chết) không diễn ra quá trình hô hấp tế bào → Nhiệt độ trong bình 3 không tăng.
+ Bình 4 chứa 0,5 kg hạt mới nhú mầm → Quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh → Lượng nhiệt sinh ra là nhiều nhưng ít hơn bình 1 do khối lượng hạt ít hơn → Nhiệt độ trong bình 4 là thấp hơn bình 1.
Câu 3:
c) Nồng độ O2 ở bình 1 và bình 4 đều giảm.
Lời giải của GV VietJack
Đúng
+ Bình 1 và 4 đều chứa hạt mới nhú mầm → Quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh. Mà quá trình hô hấp tế bào sử dụng O2 nên lượng O2 trong 2 bình này đều giảm.
+ Bình 3 chứa 1 kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín → Hạt đã luộc chín (tế bào đã chết) không diễn ra quá trình hô hấp tế bào → Lượng O2 không bị sử dụng cũng không được sinh ra thêm.
Câu 4:
d) Nồng độ O2 ở bình 3 tăng.
Lời giải của GV VietJack
Sai.
+ Bình 1 và 4 đều chứa hạt mới nhú mầm → Quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh. Mà quá trình hô hấp tế bào sử dụng O2 nên lượng O2 trong 2 bình này đều giảm.
+ Bình 3 chứa 1 kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín → Hạt đã luộc chín (tế bào đã chết) không diễn ra quá trình hô hấp tế bào → Lượng O2 không bị sử dụng cũng không được sinh ra thêm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở 1 loài động vật xét 1 locus gene có 2 allele là B và b. Trong đó allele B quy định tính trạng trội hoàn toàn so với allele b quy định tính trạng lặn. Có 4 quần thể thuộc loài này có thống kê về di truyền như hình dưới:
Nếu cả 4 quần thể này đều ngẫu phối để tạo ra F1 thì ở thế hệ F1 quần thể nào có lỉ lệ kiểu hình trội cao nhất ?
Câu 2:
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Phát biểu nào sau đây không đúng về chu kì tế bào?
Câu 4:
a) Các ống nghiệm X, Y, Z lần lượt tương ứng với các ống nghiệm III, II, I.
Câu 5:
Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành quần thể mới nhờ nhân tố tiến hóa. Hãy viết liền các số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn mô tả đúng về đặc điểm của quần thể được khôi phục.
(1) Gồm các cá thể cùng loài với quần thể ban đầu.
(2) Có tần số kiểu gene, tần số allele giống với quần thể ban đầu.
(3) Có độ đa dạng di truyền thấp hơn quần thể ban đầu.
(4) Có nhiều cá thể thích nghi hơn so với quần thể ban đầu.
Câu 6:
Dưới đây là sơ đồ ví dụ về quy luật di truyền ngoài nhân. Dựa vào thông tin trên sơ đồ hãy cho biết kết luận nào sau đây là đúng?
Câu 7:
Cho các cặp cơ quan:
(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
(2) Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.
(3) Gai xương rồng và lá cây lúa.
(4) Cánh bướm và cánh chim.
Những cặp cơ quan tương đồng là
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025) Đề thi tổng ôn tốt nghiệp THPT Sinh học có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!