Câu hỏi:
19/02/2025 326Hình bên mô tả mối quan hệ về độ cao mỏ khác nhau giữa các nhóm cá thể của hai loài chim sẻ ăn hạt G. fuliginosa và G. fortis thuộc quần đảo Galapagos qua thời gian dài trong hai trường hợp: khi sống chung trên một đảo (Hình A), khi sống riêng trên hai đảo (Hình B, C). Biết rằng, độ cao mỏ chim có mối tương quan thuận với kích thước hạt. Theo lí thuyết, mỗi nhận định dưới đây là Đúng hay Sai?
a) Khi sống riêng, loài G. fortis có độ cao mỏ rất khác biệt so với loài G. fuliginosa.
Quảng cáo
Trả lời:
Ở hình A, khi cả 2 loài sống chung ta thấy tỷ lệ % các cá thể của mỗi nhóm kích thước mỏ phân bố không quá khác biệt (có nhóm ăn hạt lớn, có nhóm ăn hạt bé, có nhóm ăn hạt vừa … với độ cao xấp xỉ nhau).
Ở hình B, khi loài G. fortis sống riêng, chúng thích nghi với sự tiêu thụ các loại hạt có kích thước nhỏ nhiều hơn so với khi sống chung loài còn lại.
Ở hình C, khi loại G. fuliginosa, chúng thích nghi với sự tiêu thụ các loại hạt có kích thước lớn nhiều hơn so với khi sống chung loài còn lại.
→ Sự cạnh tranh về nguồn thức ăn của cả 2 loài khi sống chung có ảnh hưởng mạnh đến sự phân hóa về độ cao mỏ giữa hai loài.
Xét các phát biểu:
a) sai. Khi sống riêng, loài G. fortis có độ cao mỏ không quá khác biệt so với loài G. fuliginosa.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
b) Khi sống chung, loài G. fortis thích nghi với ăn hạt to, loài G. fuliginosa thích nghi với ăn hạt nhỏ.
Lời giải của GV VietJack
đúng. Khi sống chung, loài G. fortis thích nghi với ăn hạt to, loài G. fuliginosa thích nghi với ăn hạt nhỏ.
Câu 3:
c) Khi sống riêng, loài G. fuliginosa có sự đa dạng về độ cao mỏ hơn so với loài G. fortis.
Lời giải của GV VietJack
sai. Khi sống riêng, loài G. fortis có sự đa dạng về độ cao mỏ hơn so với loài G. fuliginosa.
Câu 4:
d) Khi sống chung, sự cạnh tranh về thức ăn là nguyên nhân chính gây ra sự phân hóa về độ cao mỏ giữa hai loài.
Lời giải của GV VietJack
đúng. Khi sống chung, sự cạnh tranh về thức ăn là nguyên nhân chính gây ra sự phân hóa về độ cao mỏ giữa hai loài.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tần số allele M (quy định thân màu đỏ) ở một quần thể côn trùng trong một theo dõi 35 năm được minh họa như đồ thị hình bên, tỉ lệ kiểu côn trùng màu đỏ có kiểu gene dị hợp ở năm 2010 so với năm 1980 là bao nhiêu, biết rằng allele M trội hoàn toàn so với m quy định thân màu đen? Hãy thể hiện kết quả bằng số thập phân và làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy.
Câu 2:
Dựa trên hình vẽ tế bào đang ở một giai đoạn của phân bào giảm phân. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Nhận định sau đây về hình này là Sai?
Câu 3:
Cho hình minh họa về ổ sinh thái hai loài (I, II):
Nhận định sau đây về hình này là Đúng?
Câu 4:
a) Giới hạn sinh thái về độ mặn của nhóm tuổi 2+ rộng hơn so với nhóm tuổi 0+ .
Câu 6:
Qua quá trình hô hấp ở động vật và hình minh họa dưới đây, có bao nhiêu phát hiểu sau đây đúng?
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 9. Sinh thái học có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 33)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 53)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận