Câu hỏi:
20/02/2025 76Trong thí nghiệm nghiên cứu tách chiết DNA của mẫu lá rau cải xanh. Các bước được tiến hành như sau:
- Bước 1: Xác định vật liệu, phương pháp, bố trí thí nghiệm, kết quả dự kiến.
- Bước 2: Cho 50 g mẫu thực vật vào cối sứ. Dùng chày nghiền nát mẫu thành hỗn hợp đồng nhất. Dùng cốc đong, lấy 50mL nước, bổ sung 1 thìa muối ăn khoảng 5g (NaCl) và 1 – 2 mL nước rửa chén dạng lỏng, lắc trộn đều tạo thành một hỗn hợp.
- Bước 3: Rót hỗn hợp này vào cối có mẫu đã nghiền sẵn, trộn đều mẫu trong hỗn hợp tạo dịch nghiền đồng nhất. Rót dịch nghiền đó vào phễu có lót sẵn giấy lọc để lọc bỏ phần bã, thu được dịch lọc.
- Bước 4: Rót một thể tích tương đương ethanol lạnh vào cốc dịch lọc (rót từ từ vào thành cốc để tạo thành một lớp ethanol phía trên dịch lọc). Các sợi màu trắng từ từ xuất hiện trong lớp ethanol phía trên.
- Bước 5: Chuyển dung dịch ethanol phía trên chứa DNA sang một ống nghiệm sạch. Để ống nghiệm ở nhiệt độ 0 – 4 °C, DNA từ từ kết tủa trong dung dịch ethanol.
- Bước 6: Chụp ảnh kết quả tách chiết DNA, báo cáo kết quả thí nghiệm.
Hình 5
a) Bước 1 thể hiện việc xác định câu hỏi nghiên cứu.
Sách mới 2k7: Sổ tay Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 30k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
b) Nước rửa chén giúp phân giải DNA trong nhân và tế bào chất ở mẫu lá rau cải xanh.
Lời giải của GV VietJack
Sai. Nước rửa chén là các chất hoạt động bề mặt, phá vỡ lớp kép lipid của màng tế bào và màng nhân để làm lộ nhân chứa DNA.
Câu 3:
c) Nếu không thêm muối vào hỗn hợp trong bước 2, việc phá vỡ màng tế bào sẽ kém hiệu quả.
Lời giải của GV VietJack
Đúng. Nếu không thêm muối vào hỗn hợp trong bước 2, việc phá vỡ màng tế bào sẽ kém hiệu quả. Muối giúp ổn định các phân tử DNA bằng cách trung hòa các điện tích âm trên các nhóm phosphate của DNA, các sợi DNA liên kết lại với nhau giúp chúng dễ dàng kết tủa ra khỏi dung dịch thêm ethanol.
Câu 4:
d) Ở bước 5, nhiệt độ lạnh giúp DNA kết tủa nhanh chóng từ dung dịch ethanol, dễ dàng thu được DNA.
Lời giải của GV VietJack
Đúng. Nhiệt độ lạnh giúp DNA kết tủa nhanh chóng từ dung dịch, tạo ra DNA tinh khiết dễ dàng quan sát.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 4:
Câu 5:
Các nghiên cứu về loài chim sẻ trên quần đảo Galápagos đã chỉ ra rằng sự thay thế sinh thái đóng vai trò quan trọng trong việc giảm cạnh tranh thức ăn giữa các loài. Cụ thể, hai loài chim sẻ Geospiza fuliginosa và Geospiza fortis có sự khác biệt về kích thước mỏ khi cùng tồn tại trong một khu vực, so với khi sống ở các khu vực riêng biệt. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình bên dưới.
1. Trên đảo Santa Marta và San Cristóbal, khi hai loài chim sẻ Geospiza fuliginosa và Geospiza fortis cùng tồn tại, chúng có sự khác biệt rõ rệt nhất về tập tính sinh sản.
2. Khi hai loài Geospiza fuliginosa và Geospiza fortis sống riêng trên các đảo khác nhau, kích thước mỏ trung bình của chúng là tương tự nhau.
3. Hiện tượng phân hóa kích thước mỏ của hai loài chim sẻ khi cùng sống trong một môi trường được gọi là thay thế tính trạng.
4. Chọn lọc tự nhiên là cơ chế thúc đẩy sự phân hóa kích thước mỏ, vì nó tăng cường khả năng sống sót và giảm cạnh tranh.
Sắp xếp các nhận định đúng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi của hai loài chim sẻ nói trên.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025) Đề thi tổng ôn tốt nghiệp THPT Sinh học có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!