Câu hỏi:
28/02/2025 2,065Đọc đoạn trích sau:
(1) Ai đánh mất sự khiêm tốn là đã ra khỏi vùng an toàn, không còn kiểm soát được tình hình nữa. Theo dõi những tin tức thời sự gần đây, ai cũng giật mình khi nghe tin nhà trí thức lớn này, ông lãnh đạo kia là những người có tài, có đóng góp lớn cho xã hội, nay chỉ vì đánh mất sự khiêm tốn, khiêm nhường, tự biến mình thành người không còn lí trí, không còn biết điều hay lẽ phải nữa.
(2) Khiêm tốn chính là cái phanh bảo hiểm, cái xu-páp an toàn, cái vaccine tạo ra miễn dịch để bảo vệ con người. Ai đánh mất cái biên giới an toàn ấy, chắc chắn sẽ chuốc lấy sự hối tiếc muộn màng và chỉ còn lại là những đau xót về một việc đã rồi, biết rõ tác hại của nó mà không tránh được, không tránh nổi.
(3) Làm sao rèn luyện được sự khiêm tốn, luyện được thói quen không tự nói về mình, không tự đề cao mình? Chỉ có một cách là: Gia đình phải dạy con, cháu từ lúc còn nhỏ, thầy cô giáo phải dạy học trò từ lớp mẫu giáo, cấp 1 trở đi. Làm như thế mới hi vọng có được đội ngũ những người tài giỏi mà luôn khiêm tốn học hỏi, khiêm nhường cùng hợp tác với tập thể, với cộng đồng để xây dựng xã hội sau này.
(Trích Sức mạnh của khiêm tốn, Trần Hữu Thăng,
nguồn Báo Đại đoàn kết - daidoanket.vn, ngày 25/01/2022)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
– Bằng chứng được sử dụng trong đoạn (1): “Theo dõi những tin tức thời sự gần đây, ai cũng giật mình khi nghe tin nhà trí thức lớn này, ông lãnh đạo kia là những người có tài, có đóng góp lớn cho xã hội, nay chỉ vì đánh mất sự khiêm tốn, khiêm nhường, tự biến mình thành người không còn lí trí, không còn biết điều hay lẽ phải nữa.”
– Vai trò của bằng chứng:
+ Giúp cho lập luận chặt chẽ, lôgic, giàu sức thuyết phục, tăng độ tin cậy cho bài viết.
+ Tập trung làm sáng tỏ luận điểm: Ai đánh mất sự khiêm tốn là đã ra khỏi vùng an toàn, không còn kiểm soát được tình hình nữa. Từ đó làm nổi bật luận đề: bàn về ý nghĩa và cách rèn luyện tính khiêm tốn cho bản thân.
+ Thể hiện được ý tưởng, tài năng của người viết trong việc lựa chọn bằng chứng thuyết phục.Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
– Thái độ của tác giả:
+ Nhấn mạnh và khẳng định tầm quan trọng của tính khiêm tốn.
+ Đề cao, trân trọng những người sống khiêm tốn.
+ Mong muốn mọi người có ý thức rèn luyện, thực hiện lối sống khiêm tốn.
+ Lo lắng vì ngày nay có nhiều người đang đánh mất đức tính khiêm tốn gây ra những hậu quả lớn lao ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân.
+ Lên án, phê phán những người sống tự cao, tự đại, không khiêm tốn.
+…Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
– HS nêu một bài học phù hợp với nội dung của văn bản.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ và đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề: “Là học sinh, em nghĩ nên ứng xử thế nào để vượt qua khủng hoảng tuổi mới lớn?”
Câu 2:
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích một khía cạnh nội dung chủ đề của truyện ngắn sau:
CON CŨNG HIỂU…
Hai chị em Thảo và Sơn vừa khiêng rổ ngô vừa trò chuyện rất rôm rả. Cu Sơn bỗng dừng lại rồi đặt phịch rổ ngô xuống đất, làm văng mấy bắp ra ngoài. Nó lấy tay xoa xoa dòng mồ hôi chảy đầm đìa trên trán, rồi vừa hổn hển thở, vừa cười, hở cả hàm răng sún với chị:
– Bác Lân thế mà dại chị nhỉ? Bác ấy thu hoạch ngô mà để sót ơi là sót.
Thảo đang loay hoay nghiêng rổ, dồn ngô sang phía mình để cho Sơn đỡ nặng, cũng bật cười:
– Thì bác ấy có dại, chị em mình mới mót được bao nhiêu là ngô chứ. Chốc nữa về chắc là mẹ vui lắm đây.
Đúng là mẹ vui thật. Nhìn mẹ cứ xem hết bắp này đến bắp khác thì biết. Nhưng sao mẹ chỉ vui chốc lát rồi lại tỏ ra đăm chiêu, suy nghĩ. Chợt mẹ hỏi:
– Hôm nay hai con mót ngô của nhà ai mà được những ngần này?
– Dạ… Của nhà bác Lân mẹ ạ! Sơn nhanh nhẩu trả lời
– Của bác Lân ư? Mẹ hỏi lại và nhìn vào mắt Thảo như dò hỏi. Sợ mẹ hiểu lầm, Thảo vội nói:
– Chúng con mót ở vườn nhà bác Lân thật mà… Chẳng lẽ…
– Mẹ biết chứ. Nhưng hai con có hiểu vì sao hôm nay bác Lân lại để sót nhiều ngô vậy không?
Thảo lắc đầu, không hiểu. Thế mà cu Sơn đã lanh chanh trả lời:
– Vì bác ấy dại lắm mẹ ạ – Nó tìm bắp ngô to nhất lên khoe – Bắp này là của con mót được. Chị Thảo nhỉ? Lúc đầu con thấy nó nằm gần rổ nhà mình, tưởng là bác ấy làm rơi ra, con nhặt trả lại cho bác ấy. Bác Lân bảo: “Cháu mót được là phần của cháu chứ”.
– Các con ơi…. Mẹ hiểu rồi. Bác ấy làm ra những bắp ngô này phải chịu một nắng, hai sương, vất vả lắm. Nhưng các con ạ, bác ấy thấy nhà mình mùa này vì vườn thấp bị úng nước, mất trắng vườn ngô nên bác ấy muốn giúp đỡ khéo ấy mà… Tình làng nghĩa xóm quý hóa thế đấy… Các con có hiểu không?
Thảo xúc động, phải gật đầu mấy lần mới đáp thành tiếng: “Con hiểu ạ!”. Còn cu Sơn, không biết có hiểu gì không mà cứ ngơ ngác hết nhìn chị lại nhìn mẹ. Khi mẹ mỉm cười, nhìn nó, nó cũng gật đầu:
– Con cũng hiểu mẹ ạ. Kìa mẹ, đi luộc ngô đi. Con đói ơi là đói…
(Thái Chí Thanh, Vanvn.vn, cập nhật ngày 03/04/2023)
Câu 3:
Câu 5:
Câu 6:
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 9
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Chân trời sáng tạo có đáp án- Đề 4
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 5
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD&ĐT Đồng Nai có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận