Câu hỏi:
28/02/2025 3,538Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích một khía cạnh nội dung chủ đề của truyện ngắn sau:
CON CŨNG HIỂU…
Hai chị em Thảo và Sơn vừa khiêng rổ ngô vừa trò chuyện rất rôm rả. Cu Sơn bỗng dừng lại rồi đặt phịch rổ ngô xuống đất, làm văng mấy bắp ra ngoài. Nó lấy tay xoa xoa dòng mồ hôi chảy đầm đìa trên trán, rồi vừa hổn hển thở, vừa cười, hở cả hàm răng sún với chị:
– Bác Lân thế mà dại chị nhỉ? Bác ấy thu hoạch ngô mà để sót ơi là sót.
Thảo đang loay hoay nghiêng rổ, dồn ngô sang phía mình để cho Sơn đỡ nặng, cũng bật cười:
– Thì bác ấy có dại, chị em mình mới mót được bao nhiêu là ngô chứ. Chốc nữa về chắc là mẹ vui lắm đây.
Đúng là mẹ vui thật. Nhìn mẹ cứ xem hết bắp này đến bắp khác thì biết. Nhưng sao mẹ chỉ vui chốc lát rồi lại tỏ ra đăm chiêu, suy nghĩ. Chợt mẹ hỏi:
– Hôm nay hai con mót ngô của nhà ai mà được những ngần này?
– Dạ… Của nhà bác Lân mẹ ạ! Sơn nhanh nhẩu trả lời
– Của bác Lân ư? Mẹ hỏi lại và nhìn vào mắt Thảo như dò hỏi. Sợ mẹ hiểu lầm, Thảo vội nói:
– Chúng con mót ở vườn nhà bác Lân thật mà… Chẳng lẽ…
– Mẹ biết chứ. Nhưng hai con có hiểu vì sao hôm nay bác Lân lại để sót nhiều ngô vậy không?
Thảo lắc đầu, không hiểu. Thế mà cu Sơn đã lanh chanh trả lời:
– Vì bác ấy dại lắm mẹ ạ – Nó tìm bắp ngô to nhất lên khoe – Bắp này là của con mót được. Chị Thảo nhỉ? Lúc đầu con thấy nó nằm gần rổ nhà mình, tưởng là bác ấy làm rơi ra, con nhặt trả lại cho bác ấy. Bác Lân bảo: “Cháu mót được là phần của cháu chứ”.
– Các con ơi…. Mẹ hiểu rồi. Bác ấy làm ra những bắp ngô này phải chịu một nắng, hai sương, vất vả lắm. Nhưng các con ạ, bác ấy thấy nhà mình mùa này vì vườn thấp bị úng nước, mất trắng vườn ngô nên bác ấy muốn giúp đỡ khéo ấy mà… Tình làng nghĩa xóm quý hóa thế đấy… Các con có hiểu không?
Thảo xúc động, phải gật đầu mấy lần mới đáp thành tiếng: “Con hiểu ạ!”. Còn cu Sơn, không biết có hiểu gì không mà cứ ngơ ngác hết nhìn chị lại nhìn mẹ. Khi mẹ mỉm cười, nhìn nó, nó cũng gật đầu:
– Con cũng hiểu mẹ ạ. Kìa mẹ, đi luộc ngô đi. Con đói ơi là đói…
(Thái Chí Thanh, Vanvn.vn, cập nhật ngày 03/04/2023)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:
– Hình thức: Một đoạn văn, thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, hỗn hợp, móc xích hoặc song hành. Đảm bảo bố cục ba phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
– Dung lượng: Khoảng 200 chữ.c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề:
– Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả, một khía cạnh nội dung chủ đề và định hướng khía cạnh sẽ lựa chọn để phân tích làm sáng tỏ nội dung chủ đề (nhan đề, qua nhân vật, ngôi kể, chi tiết tiêu biểu ….
– Thân đoạn: Phân tích rõ khía cạnh mình đã lựa chọn để làm sáng tỏ nội dung chủ đề. Trong quá trình phân tích cần đưa ra được:
+ Lí lẽ: khía cạnh đó thể hiện nội dung chủ đề như thế nào?
+ Bằng chứng: trích dẫn các câu văn, chi tiết trong văn bản để làm sáng rõ vấn đề.
Ví dụ:
Chủ đề: Tình yêu thương, sự sẻ chia, thấu hiểu giữa con người với con người.
Phân tích khía cạnh nhân vật thể hiện chủ đề:
• Tình yêu thương, sự sẻ chia của bác Lân với gia đình Thảo, Sơn qua chi tiết để lại nhiều bắp ngô trên ruộng sau khi thu hoạch cho 2 chị em mót vì bác biết được sự khó khăn của gia đình khi vườn không có thu hoạch do bị úng nước. Hai chị em rất vui khi giúp mẹ mót được nhiều ngô,…
• Sự thấu hiểu của người mẹ khi con kể về việc mót đượcnhiều ngô: Bác ấy làm ra những bắp ngô này phải chịu một nắng, hai sương, vất vả lắm. Nhưng các con ạ, bác ấy thấy nhà mình mùa này vì vườn thấp bị úng nước, mất trắng vườn ngô nên bác ấy muốn giúp đỡ khéo ấy mà… Tình làng nghĩa xóm quý hóa thế đấy… Các con có hiểu không?
→ Qua cách ứng xử giữa các nhân vật trong tác phẩm, nhà văn Thái Chí Thanh đã giúp người đọc hiểu được ý nghĩa của sự yêu thương, sẻ chia giữa con người với con người: đem lại niềm vui, sự ấm áp tình người; cuộc sống trở nên tươi đẹp, ý nghĩa hơn nhiều lần,….
– Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề; đưa ra thông điệp, bài học; liên hệ bản thân.d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề: Phân tích một khía cạnh nội dung chủ đề của truyện ngắn “Con cũng hiểu” của nhà văn Thái Chí Thanh: tình yêu thương, sự sẻ chia, thấu hiểu giữa con người với con người.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.đ. Diễn đạt:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề; có cách diễn đạt mới mẻ.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ và đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề: “Là học sinh, em nghĩ nên ứng xử thế nào để vượt qua khủng hoảng tuổi mới lớn?”
Câu 3:
Câu 5:
Câu 6:
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 9
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Chân trời sáng tạo có đáp án- Đề 4
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 5
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD&ĐT Đồng Nai có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận