Câu hỏi:
28/02/2025 1,476Trong cuộc sống, có những nỗi buồn, nỗi hổ thẹn không hạ thấp mà còn cho thấy sự trưởng thành của con người.
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Hãy trình bày quan điểm của mình bằng bài văn nghị luận khoảng 400 chữ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:
Đề mở nên người viết có thể chọn đồng tình hay không đồng tình hoặc đồng tình nhưng có ý kiến bổ sung; song phải trình bày, lí giải có sức thuyết phục.
Tham khảo dàn ý cho lựa chọn đồng tình với ý kiến được bàn luậnMở bài: Giới thiệu vấn đề và dẫn lại ý kiến cần bàn luận. Ví dụ:
- Trong cuộc sống, con người thường có xu hướng “chào đón” niềm vui, cảm giác tự tin, tự hào và không muốn, thậm chí sợ hãi khi phải nếm trải nỗi đau buồn, ân hận, tiếc nuối, tủi thẹn,...
- Nhưng có phải những cảm xúc “không mong đợi” đó không đem lại điều gì hữu ích cho chúng ta?
Thân bài:
- Ý 1: Giải thích ngắn gọn và nêu quan điểm về vấn đề:
+ Nỗi buồn, nỗi hổ thẹn là trạng thái cảm xúc, tâm lí khi con người phải đối diện với những điều trái với mong muốn của bản thân trong cuộc sống (những sai lầm, thất bại,... của bản thân); khi phải chứng kiến những hiện tượng tiêu cực, cái xấu, cái ác, sự bất công,... hoặc những mất mát, đau thương của người khác,...
+ Đồng tình với ý kiến: có những nỗi buồn, nỗi hổ thẹn cho thấy sự trưởng thành của con người.
+ Ý 2: Trình bày ý kiến, quan điểm của người viết và thuyết phục người đọc:
+ Nỗi buồn, nỗi hổ thẹn cho thấy sự trưởng thành trong nhận thức, suy nghĩ của con người khi đối diện với cuộc sống (biết phân biệt tốt/xấu; biết đồng cảm, sẻ chia) và với chính mình (chân thành, trung thực, khả năng nhận thức và đối diện với những sai lầm, thất bại của bản thân,...).
+ Nỗi buồn, nỗi hổ thẹn cho thấy sự trưởng thành trong quan điểm sống, mục đích sống, khát vọng sống (biết hướng tới những điều đúng đắn, tốt đẹp; những mục đích lớn lao,...).
+ Con người có thể học hỏi từ nỗi buồn, nỗi hổ thẹn để hoàn thiện bản thân...
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa tích cực của nỗi buồn, nỗi xấu hổ khi con người đối diện với những cảm xúc “không mong đợi” này bằng sự trung thực và lòng can đảm.d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểmcủa cá nhân.
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.đ. Diễn đạt:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về bài thơ sau:
THUẬT HOÀI
Phạm Ngũ Lão[1]
Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
Dịch nghĩa: Thuật nỗi lòng
Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
Ba quân như gấu hổ, át cả sao Ngưu.
Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh,
Ắt thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.
Dịch thơ:
Múa giáo non sông trải mấy thâu,
Ba quân hùng khí át sao Ngưu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
(Theo Trần Trọng Kim dịch, in trong Thơ văn Lý – Trần, tập II (quyển Thượng),
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989, tr. 562 – 563)
[1] Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) quê ở làng Phù Ửng, nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên; là người “thích đọc sách, phóng khoáng, có chí lớn”. Năm 20 tuổi, Phạm Ngũ Lão đã được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tin dùng và sao đó lập được nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai.
Câu 3:
Chỉ ra sự kết hợp giữa nhận xét, đánh giá chủ quan của người viết với việc trình bày những thông tin khách quan về tác giả, tác phẩm trong những câu văn sau:
Tiếp theo cảm hứng của nhà thơ hoàn toàn đắm chìm trong cảnh sắc mùa thu, một cảnh “trong” và “tĩnh” gần như tuyệt đối, nước trong veo, trời xanh ngắt, khách vắng teo. Giác quan của nhà thơ cực kì tinh nhạy và phải hết sức chăm chú thì mới nhận ra được những biểu hiện nhỏ nhặt, tinh vi chỉ làm tôn thêm cho cái “trong” và “tĩnh” của một khung cảnh đầy màu sắc.
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 9
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Chân trời sáng tạo có đáp án- Đề 4
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 2 Văn 9 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 5
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD&ĐT Đồng Nai có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận