Câu hỏi:
11/03/2025 330(1) Phố Hàng Khay ngày nay thời Lê Sơ là hồ Lục Thủy, cho đến thời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh sai làm đường để cưỡi voi từ phủ Chúa bên này sang lầu Ngũ Long thì Lục Thủy bị chia làm hai.
Bản đồ vẽ năm 1883 của trung úy Launay thấy có tên phố Thợ Khảm (Rue des Incrusteurs), phố này bắt đầu từ Đồn Thủy kéo dài ra đến tận Cửa Nam ngày nay. Launay đặt tên Thợ Khảm vì hai bên đường có nhiều nhà làm nghề khảm. Song người Hà Nội lại không gọi là phố Thợ Khảm mà gọi là Hàng Khay như một sự tiếp nối các phố bắt đầu từ chữ Hàng đã có từ lâu. Sở dĩ họ gọi như vậy vì tất cả đồ nghề của thợ khảm từ: cưa, đục nhỏ, dũa, mảnh trai đã mài, sơn... tất cả đều để trong khay gỗ. André Masson, tác giả cuốn Hà Nội giai đoạn 1873-1888 viết: “Từ năm 1873 đến 1883, nghề khảm trai và hàng thêu rất phát đạt vì binh lính và nhân viên người Pháp tham gia xây dựng các công trình trong khu Đồn Thủy mua rất nhiều”. Hiện nay đầu phố Hàng Khay còn một ngôi nhà cổ, trên cao đắp dòng chữ 1886. [...]
(2) Sau khi phố Thợ Khảm được mở rộng, lát vỉa hè, nó được đặt tên chính thức là Paul Bert (trú sứ Pháp tại Hà Nội chết ngày 11-11-1886 vì kiết lỵ) vào ngày 20-11- 1886. Phố Paul Bert bắt đầu từ vị trí Nhà hát Lớn đến đầu phố Bà Triệu (Tràng Tiền và Hàng Khay hiện nay). Nhân sự kiện này, hào mục làng Vũ Thạch là Bá hộ Kim tặng 2 biển tên phố được khảm trai trên vóc bằng chữ Pháp và Hán. Ngày 9-7-1887, chính quyền cho treo ở đầu phố và cuối phố, đây là biển tên phố đầu tiên ở Hà Nội. Tên phố Paul Bert tồn tại cho đến tháng 7-1945 khi bác sĩ Trần Văn Lai lên làm thị trưởng, ông đã cho đổi tên đoạn từ Nhà hát Lớn đến phố Hàng Bài là phố Tràng Tiền và từ Hàng Bài đến đầu Bà Triệu là phố Hàng Khay. Khi Pháp tái chiếm Hà Nội, Hàng Khay bị đổi tên thành phố Anh quốc.
(Nguyễn Ngọc Tiến, 5678 bước chân quanh hồ Gươm, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015)
Nội dung chính của bài đọc trên là gì?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án đúng là C
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung toàn bộ ngữ liệu.
Nội dung/ Thông điệp
Lời giải
- Nội dung chính của bài đọc trên trình bày nguồn gốc tên gọi “Phố Hàng Khay” của Hà Nội. Đoạn [1] và [2] nhắc tên quá trình thay đổi tên gọi của con phố này qua các thời kì biến động của lịch sử, xã hội.
- Phân tích, loại trừ:
+ Đáp án A sai vì đây là một ý nhỏ, ý nhỏ này phục vụ mục đích lý giải tên gọi “Hàng Khay”.
+ Đáp án B, D sai vì các đáp án này chỉ xuất hiện thoáng qua, không phải là nội dung chính của bài đọc.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Phố Hàng Khay đã từng có những cái tên nào dưới đây?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là B
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung bài đọc
Nội dung/ Thông điệp
Lời giải
- Theo bài đọc, phố Hàng Khay từng có tên: Thợ Khảm, Hàng Khay, Paul Bert, Anh quốc.
- Phân tích, loại trừ:
+ Đáp án A sai vì Lục Thuỷ là tên của một hồ nước trước khi lấp để có phố Hàng Khay.
+ Đáp án C sai vì Rue des Incrusteurs là chú thích của phố Thợ Khảm.
+ Đáp án D sai vì Tràng Tiền là con phố khác, sau này đã tách ra độc lập với phố Hàng Khay nên không được xem là tên gọi của phố Hàng Khay nữa.
Câu 3:
Ai đã nghĩ ra tên phố Hàng Khay và lí do gì mà tên phố được hình thành?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là D
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn [4]
Nội dung/ Thông điệp
Lời giải
- Người Hà Nội đã nghĩ ra tên gọi này vì các sản phẩm khảm trai trong con phố này đều được đặt trên khay gỗ. Trong văn bản có đề cập: “Sở dĩ họ gọi như vậy vì tất cả đồ nghề của thợ khảm từ: cưa, đục nhỏ, dũa, mảnh trai đã mài, sơn... tất cả đều để trong khay gỗ.”
- Phân tích, loại trừ:
+ Đáp án A sai vì đoạn trích có trình bày “Song người Hà Nội lại không gọi là phố Thợ Khảm mà gọi là Hàng Khay như một sự tiếp nối các phố bắt đầu từ chữ Hàng đã có từ lâu.” Đây không phải là lí do bắt nguồn tên gọi, mà chỉ là tham khảo về cách đặt tên (đặt cho đồng bộ với các con phố) và lí do sâu xa nằm ở câu văn kế tiếp “Sở dĩ họ gọi như vậy vì tất cả đồ nghề của thợ khảm từ: cưa, đục nhỏ, dũa, mảnh trai đã mài, sơn... tất cả đều để trong khay gỗ.”
+ Đáp án B, C sai vì bác sĩ Trần Văn Lai là người đặt lại tên phố theo tên đã có từ trước chứ không phải người nghĩ ra tên phố này.
Câu 4:
Trong thời kì vệ quốc, phố Hàng Khay có phạm vi như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là C
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung đoạn [2].
Nội dung/ Thông điệp
Lời giải
Phân tích, suy luận:
- Để làm được câu này cần xác định từ khoá trong câu hỏi. Câu hỏi nổi bật với từ khoá “vệ quốc” (thời kì vệ quốc được hiểu là thời kì dân tộc ta chính thức đứng lên đấu tranh giành lại độc lập dân tộc từ tay kẻ thù - từ năm 1945 đến 1954 là thời kì vệ quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã anh hùng đứng lên đấu tranh với thực dân Pháp).
- Trong bài có đề cập: Tên phố Paul Bert tồn tại cho đến tháng 7-1945 khi bác sĩ Trần Văn Lai lên làm thị trưởng, ông đã cho đổi tên đoạn từ Nhà hát Lớn đến phố Hàng Bài là phố Tràng Tiền và từ Hàng Bài đến đầu Bà Triệu là phố Hàng Khay
Phân tích, loại trừ:
- Đáp án A sai vì phạm vi này của phố Hàng Khay được xác định trong thời kì thuộc Pháp (trước 1945).
- Đáp án B sai vì phạm vi này là của phố Tràng Tiền sau này.
- Đáp án D sai vì thông tin này không có trong bài đọc.
Câu 5:
Thái độ của tác giả ở đoạn trích là gì?
Lời giải của GV VietJack
Đáp án đúng là A
Phương pháp giải
Căn cứ vào nội dung bài đọc
Nội dung/ Thông điệp
Lời giải
- Thái độ của tác giả ở đoạn trích trên là: Trung lập
- Tác giả chỉ trình bày những sự kiện và thông tin mà không có ý kiến cá nhân hay đánh giá. Tác giả không phê phán, bác bỏ hay khách quan về những vấn đề được đề cập trong văn bản. Tác giả chỉ cung cấp những kiến thức và dữ liệu cho người đọc mà không có tư tưởng hay quan điểm riêng.
- Phân biệt thái độ khách quan và thái độ trung lập: Khách quan là nhìn nhận vấn đề dựa trên sự thật, không thiên lệch, trong khi trung lập là không đưa ra sự lựa chọn hay đánh giá về một vấn đề nào đó.
Đã bán 851
Đã bán 902
Đã bán 1,4k
Đã bán 1,4k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Có 10 sinh viên chuẩn bị bước vào bài thi hỏi đáp, trong đó có 2 sinh viên giỏi (trả lời các câu hỏi), 3 sinh viên khá (trả lời
các câu hỏi), 5 sinh viên trung bình (trả lời
các câu hỏi). Giám khảo chọn ngẫu nhiên một sinh viên vào thi và ra đề gồm 4 câu hỏi (được lấy ngẫu nhiên từ 20 câu hỏi của đề cương ôn tập). Biết sinh viên này trả lời được cả 4 câu hỏi, tính xác suất để sinh viên đó là sinh viên khá.
Câu 2:
Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi dưới đây.
Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo giội,
Ta mới hiểu thế nào là đồng đội.
Đồng đội ta là hớp nước uống chung
Nắm cơm bẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.
Bạn ta đó
Ngã trên dây thép ba tầng
Một bàn tay chưa rời báng súng,
Chân lưng chừng nửa bước xung phong.
Ôi những con người mỗi khi nằm xuống
Vẫn nằm trong tư thế tiến công!
(Chính Hữu, Giá từng thước đất, NXB Văn học, Hà Nội, 1972)
Thời gian “Năm mươi sáu ngày đêm” trong đoạn thơ gợi đến chiến dịch nào của dân tộc?
Câu 3:
Giả sử trong một nhóm người có người là không nhiễm bệnh. Để phát hiện ra người nhiễm bệnh, người ta tiến hành xét nghiệm tất cả mọi người của nhóm đó. Biết rằng đối với người nhiễm bệnh thì xác suất xét nghiệm có kết quả dương tính là
, nhưng đối với người không nhiễm bệnh thì xác suất xét nghiệm có phản ứng dương tính là
. Tính xác suất để người được chọn ra không nhiễm bệnh và không có phản ứng dương tính
Câu 4:
Một đoàn tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với vận tốc 72km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang. Do có chướng ngại vật tàu hãm phanh đột ngột và bị trượt trên một quãng đường dài 160m thì dừng hẳn. Lực cản trung bình để tàu dừng lại có độ lớn bằng
Đáp án: _______N
Câu 5:
Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi dưới đây.
Cánh cò cõng nắng qua sông
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha
Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn
Quê nghèo mưa nắng trào tuôn
Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm
Thương con, cha ráng sức ngâm
Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa.
(Thích Nhuận Hạnh, Lục bát về cha, dẫn theo www.thohay.net)
Chỉ ra điểm đặc sắc về nghệ thuật trong hai câu thơ “Cha là một dải ngân hà/ Con là giọt nước sinh ra từ nguồn”?
Câu 6:
Ở người, giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra mạnh mẽ nhất là
Câu 7:
Biết rằng với cường độ âm thì mức cường độ âm
. Để không gây nguy hiểm cho người nghe nhạc, các quán bar, club... phải giới hạn mức cường độ âm tối đa là 110 dB. Cường độ âm tối đa cho phép ở các quán bar, club... là:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 15)
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận