Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 8)
184 người thi tuần này 4.6 184 lượt thi 236 câu hỏi 120 phút
(1) Phố Hàng Khay ngày nay thời Lê Sơ là hồ Lục Thủy, cho đến thời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh sai làm đường để cưỡi voi từ phủ Chúa bên này sang lầu Ngũ Long thì Lục Thủy bị chia làm hai.
Bản đồ vẽ năm 1883 của trung úy Launay thấy có tên phố Thợ Khảm (Rue des Incrusteurs), phố này bắt đầu từ Đồn Thủy kéo dài ra đến tận Cửa Nam ngày nay. Launay đặt tên Thợ Khảm vì hai bên đường có nhiều nhà làm nghề khảm. Song người Hà Nội lại không gọi là phố Thợ Khảm mà gọi là Hàng Khay như một sự tiếp nối các phố bắt đầu từ chữ Hàng đã có từ lâu. Sở dĩ họ gọi như vậy vì tất cả đồ nghề của thợ khảm từ: cưa, đục nhỏ, dũa, mảnh trai đã mài, sơn... tất cả đều để trong khay gỗ. André Masson, tác giả cuốn Hà Nội giai đoạn 1873-1888 viết: “Từ năm 1873 đến 1883, nghề khảm trai và hàng thêu rất phát đạt vì binh lính và nhân viên người Pháp tham gia xây dựng các công trình trong khu Đồn Thủy mua rất nhiều”. Hiện nay đầu phố Hàng Khay còn một ngôi nhà cổ, trên cao đắp dòng chữ 1886. [...]
(2) Sau khi phố Thợ Khảm được mở rộng, lát vỉa hè, nó được đặt tên chính thức là Paul Bert (trú sứ Pháp tại Hà Nội chết ngày 11-11-1886 vì kiết lỵ) vào ngày 20-11- 1886. Phố Paul Bert bắt đầu từ vị trí Nhà hát Lớn đến đầu phố Bà Triệu (Tràng Tiền và Hàng Khay hiện nay). Nhân sự kiện này, hào mục làng Vũ Thạch là Bá hộ Kim tặng 2 biển tên phố được khảm trai trên vóc bằng chữ Pháp và Hán. Ngày 9-7-1887, chính quyền cho treo ở đầu phố và cuối phố, đây là biển tên phố đầu tiên ở Hà Nội. Tên phố Paul Bert tồn tại cho đến tháng 7-1945 khi bác sĩ Trần Văn Lai lên làm thị trưởng, ông đã cho đổi tên đoạn từ Nhà hát Lớn đến phố Hàng Bài là phố Tràng Tiền và từ Hàng Bài đến đầu Bà Triệu là phố Hàng Khay. Khi Pháp tái chiếm Hà Nội, Hàng Khay bị đổi tên thành phố Anh quốc.
(Nguyễn Ngọc Tiến, 5678 bước chân quanh hồ Gươm, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015)
(1) Ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945, Mỹ lần lượt thả hai quả bom xuống hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki, trong khoảnh khắc, mấy chục vạn người trở thành nạn nhân, hai thành phố cũng bị thiêu huỷ. Vậy loại bom nào có sức công phá ghê gớm đến vậy? Đó chính là một trong những loại vũ khí hạt nhân – bom nguyên tử. Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí lợi dụng năng lượng cực lớn phóng ra từ phản ứng hạt nhân dạng nổ của một số vật chất như các đồng vị của Urani 235, Plutoni 239, hiđrô... gây ra tác dụng sát thương, phá hoại đối với mục tiêu. Hiện nay, các loại vũ khí hạt nhân đã được nghiên cứu thành công chủ yếu có bom nguyên tử, bom khinh khí, bom nơtron. Uy lực nổ của vũ khí hạt nhân có thể đạt tới đương lượng mấy vạn tấn, mấy chục vạn tấn, thậm chí mấy ngàn vạn tấn TNT.
(2) Vũ khí hạt nhân phá hoại mục tiêu thông qua năm nhân tố sát thương sau khi nổ là bức xạ ánh sáng, sóng xung kích, bức xạ hạt nhân sơ kỳ, mạch xung điện tử hạt nhân, tiêm nhiễm phóng xạ. Bức xạ ánh sáng là lượng quang và nhiệt phát ra từ quả cầu lửa nhiệt độ cao sau khi bom nổ. Nhiệt độ có thể lên tới vài chục triệu độ, có thể khiến cho các vật thể bị nung chảy, bốc hơi trong chốc lát. Mọi vật thể trong phạm vi bán kính vài chục kilômet cách trung tâm vụ nổ đều biến thành tro bụi. Sóng xung kích chỉ các đợt sóng khí có áp suất và tốc độ rất cao từ trung tâm vụ nổ lan toả ra xung quanh. Tốc độ sóng có thể vượt qua tốc độ âm thanh, phá huỷ toàn bộ mọi loại công sự, kiến trúc, cũng có thể gây cho các nội tạng của con người như tim, phổi, màng tai bị xuất huyết hoặc rách nát. Bức xạ hạt nhân sơ kỳ tức là các dòng hạt nơtron và tia? (bê ta) phát ra trong khoảng vài chục giây đầu tiên sau vụ nổ hạt nhân. Cơ thể con người sau khi bị các tia này chiếu xạ, các tế bào trong cơ thể có thể bị biến dị hoặc chết, người nhẹ thì bị nhiễm các chứng bệnh phóng xạ, nặng thì tử thương. Mạch xung điện từ hạt nhân là các mạch xung điện từ sinh ra khi nổ hạt nhân. Phạm vi tác động rất rộng, mặc dù không sát thương đối với cơ thể con người và các vật thể thông thường, nhưng có khả năng gây nhiễu và phá hoại rất lớn đối với các thiết bị điện tử. Ô nhiễm phóng xạ là sự ô nhiễm do các chất phóng xạ sinh ra trong vụ nổ hạt nhân gây ra đối với mặt đất, con người, nước, không khí và các vật thể từ đó gây ra những hậu quả khôn lường.
(3) Hiện nay rất nhiều quốc gia trên thế giới có vũ khí hạt nhân, nếu toàn bộ chúng được sử dụng thì đủ để tiêu diệt toàn bộ trái đất này tới mấy lần. Vì vậy ngăn chặn sự phát triển và sử dụng vũ khí hạt nhân là trách nhiệm chung của nhân loại.
(Tuấn Minh, Ánh sáng khoa học kĩ thuật, NXB Lao động, Hà Nội, 2007)
Trương Trọng, người quận Nhật Nam (vùng Bình Trị Thiên và Quảng Nam), có học hành ít nhiều và làm thuộc lại trong quận. Cuối năm 78, Trương Trọng được viên thái thú Nhật Nam cử sang kinh đô Lạc Dương (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) thay mặt thái thú tâu bày công việc trong quận lên vua Hán. Trương Trọng đến kinh đô, vào chầu vua Hán. Hán Minh Đế thấy Trương Trọng người thấp bé, lại là dân “man di” (mọi rợ) ngoài cõi xa, tỏ ý khinh thường, hỏi xách mé:
- Viên lại nhỏ kia (tiểu lại) người quận nào?
Trương Trọng khẳng khái trả lời:
- Tôi là kế lại, người thay mặt thái thú Nhật Nam vào chầu vua và dâng sớ lên triều đình, chứ không phải là một viên lại nhỏ. Bệ hạ muốn dùng người có tài cán hay chỉ muốn đo xương đo thịt?
Vua Hán nghe câu trả lời cứng cỏi và đúng đắn của Trương Trọng, thẹn lắm. Song không làm gì được. Mấy hôm sau, nhân ngày tết Nguyên đán, vua mở tiệc yến. Trăm quan vào chầu và chúc tết nhà vua. Trong số đó có Trương Trọng. Thấy Trương, vua Hán lại nghĩ đến nỗi thẹn thùng hôm trước... và muốn rửa thẹn. Nhân đông đủ các quan, vua Hán hỏi kháy Trương Trọng một câu:
- “Nhật Nam” có nghĩa là “ở phía nam mặt trời”. Ta nghe nói tất cả nhà cửa của quận Nhật Nam đều xoay hướng về phương Bắc để trông thấy mặt trời phải không?
Câu hỏi chứa đầy tính kiêu ngạo của một tên cầm đầu đế chế Hán rộng lớn ở phương Bắc, tự ví mình như mặt trời, mọi người phải ngưỡng mộ, sùng bái, phục tùng. Trương Trọng người phương Nam, một vùng đang bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Nhân dân phương Nam có truyền thống quật cường bất khuất trong đấu tranh, cũng như có truyền thống “lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng nam” để tránh gió mùa đông bắc (gió bấc) lạnh lẽo trong mùa đông, đón gió mùa đông nam (gió nồm) mát mẻ trong mùa hè. Bị hỏi kháy, Trương Trọng vẫn bình tĩnh, đáp:
- “Nhật Nam” không phải là “ở phía nam mặt trời”. Kìa như đất Trung Nguyên (Trung Quốc), có quận gọi là “Vân Trung” nhưng quận đó có ở “trong mây” đâu, có quận gọi là “Kim Thành” nhưng có phải là “thành xây bằng vàng” đâu. Đặt tên thế thôi, chứ đều không phải thực như thế! Ở quận Nhật Nam, chỗ ở quan dân, tuỳ ý chọn hướng, đông tây nam bắc quay lại quay đi không nhất định!
Nước nhà bị mất, nhân dân bị đô hộ lầm than, riêng mình phải khuất thân làm nhân viên trong chính quyền địch để kiếm sống. Thế nhưng lời đối đáp với tên chúa tể triều đình phong kiến Đông Hán của Trương Trọng vẫn vang lên rắn rỏi, mạnh mẽ, sang sảng giữa kinh thành Lạc Dương. Thật không hổ thẹn là con em đất Việt phương Nam vốn nghìn xưa văn hiến!
(Trần Quốc Vượng, Đối đáp giỏi, In trong Nghìn xưa văn hiến, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2017)
Này dòng sông
ngươi còn nhớ chốn ta ngồi ngóng mẹ
phiên chợ Lường vời vợi tuổi thơ ta
sao ngày ấy ta dễ ngoan đến thế
mẹ cho ta một xu bánh đa vừng
ta ngoan hết một ngày
ta ngoan suốt cả năm
ta thương mẹ đến trọn đời ta sống
quê hương ta nghèo lắm
ta rửa rau bến sông cho con cá cùng ăn
ta mổ lợn
con quạ khoang cũng ngồi chờ chia thịt
cá dưới sông cũng có Tết như người
trên bãi sông
ta trồng cây cải tươi
ta ăn lá còn bướm ong thì hút mật
lúa gặt rồi - còn lại rơm thơm
trâu đủng đỉnh nhai cả mùa đông lạnh…
Cùng một bến sông
phía dưới trâu đằm
phía trên ta tắm…
trong ký ức ta
sao ngày xưa yên ổn quá chừng
một dòng xanh trong chảy mãi đến vô cùng!…
(Lê Huy Mậu, Khúc hát sông quê, Trích trường ca Thời gian khắc khoải, Lê Huy Mậu, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011)
Quê tôi miền Trung, nắng cháy, bão mưa, nước đầy... Có những năm hơn mười trận bão tấp vào thân thể quê nghèo. Cho đến khi lớn và đi xa, sống ở phương Nam không cả đến gió lớn vẫn nhớ về thủa xưa nước ngập mênh mông trong gió rít. Có lẽ thế hệ 8x chúng tôi không ai không nhớ cơn bão số 6 năm 1996. Nhà cửa trong thôn làng bay như những mảnh áo mưa trong gió. Nhà tôi cũng bay sang bên hàng xóm và nằm ngửa như một chiếc nón rách giữa trời. Ai cũng khóc, khóc trong mưa và trong gió gào. Những cơn bão ào đến rồi biến đi, trả lại cái im lặng như nghe được tiếng nước chảy róc rách qua những kẽ đá hai bên đường. Bỏ mặc các bà các mẹ ngồi khóc, lũ con nít chúng tôi ùa ra đường, chạy đuổi nhau trên bao nhiêu là lá dập chuối đổ. […]
Cơm ngày bão độn với khoai khô ăn cùng lạc rang muối. Nhất là những con cá rô bắt được trên đường, chỉ có muối và những trái ớt nhặt được trên luống cát, mà béo ngậy... Có lẽ đó là những bữa ăn ngon nhất trong cuộc đời mình, những bữa ăn cứ thế nồng nàn, ngọt lịm, theo chúng tôi đi qua bao năm tháng. Rồi bố sửa lại nhà, lợp lại mái, cả làng rộn rịch ơi ới gọi nhau. Mà lạ, dường như bão đã trở nên thân quen, chúng tôi chẳng thấy ai oán hờn gì, cứ bão qua là dựng nhà sửa bếp, là dọn vườn gom cây. Rồi những mầm rau bắt đầu mọc lên trên luống, mặt đất lấm tấm, rồi lại xanh tràn trong những khu vườn. Những cành cây bị gẫy đã đâm chồi, lộc non túa ra, màu xanh tía, sáng long lanh dưới mặt trời. Cuộc sống hồi sinh thật bình thản, bình thản như bão mưa cứ đến rồi đi, muôn đời trên đất quê.
(Thái Hạo, Bão xưa, Nguồn: https://nongnghiep.vn/tri-thuc-nong-dan/bao-xua-va-bao-nay-d333183.html)
Cho sơ đồ các đường đẳng thế được tạo ra bởi sự phân bố điện tích chưa biết. A, B, C, D và E là các điểm trên mặt phẳng.
Phản ứng xà phòng hoá có thể được sử dụng để điều chế xà phòng. Quá trình này cần các nguyên liệu gồm: dung dịch natri hydroxid 20%, dầu thầu dầu, muối ăn, giấy lọc, nước cất, giấy quỳ, đũa thủy tinh, cốc có mỏ, đèn đốt, giá ba chân.
Quy trình thực hiện gồm các bước được đánh thứ tự như sau:
1. Lấy 20 ml dầu thầu dầu (chất béo trung tính, triglyceride) cho vào trong cốc (250 mL).
2. Chuẩn bị dung dịch NaOH 20% (bằng cách thêm 10 g NaOH trong 50 mL nước) vào trong một cốc sạch khác và thêm 30 mL dung dịch này vào trong 20 mL dầu. Khuấy đều bằng đũa thủy tinh sạch để tạo thành hỗn hợp đặc.
3. Đặt cốc có mỏ lên đèn Bunsen. Đun nóng dung dịch và khuấy liên tục cho đến khi tạo thành một hỗn hợp đặc sệt màu trắng (ở dạng huyền phù). Lấy cốc ra và để nguội.
4. Thêm 5 đến 10 g muối ăn vào hỗn hợp trên và khuấy hỗn hợp liên tục bằng đũa thủy tinh cho đến khi xà phòng bắt đầu đông. Thêm phẩm màu, nước hoa và chất độn để làm cho xà phòng cứng hơn.
5. Để hỗn hợp khoảng một ngày cho nó nguội và đông rắn.
6. Lấy bánh xà phòng ra và cắt thành các hình dạng và kích thước mong muốn.
Ứng dụng công nghệ gene trong điều trị bệnh di truyền đã mở ra một kỷ nguyên mới trong y học, mang lại hy vọng cho hàng triệu bệnh nhân trên toàn thế giới. Một trong những công nghệ nổi bật nhất trong lĩnh vực này là CRISPR-Cas9, một công cụ mạnh mẽ cho phép chỉnh sửa chính xác các đoạn DNA trong tế bào.
Công nghệ CRISPR-Cas9 hoạt động như một "kéo gene" mà các nhà khoa học có thể sử dụng để cắt bỏ hoặc thay thế các đoạn DNA không bình thường. Quá trình này bắt đầu với việc xác định vị trí cụ thể của gene cần chỉnh sửa. Sau đó, một phần RNA sẽ được thiết kế để hướng dẫn enzyme Cas9 tới vị trí đó trên DNA. Enzyme Cas9 sẽ cắt DNA tại điểm đã chỉ định, cho phép các nhà khoa học thay thế gene bị lỗi bằng gene khỏe mạnh hoặc sửa chữa nó để phục hồi chức năng bình thường.
Một trong những ứng dụng của công nghệ này là trong điều trị bệnh hemophilia (bệnh máu khó đông), một bệnh di truyền khiến máu không thể đông lại bình thường, dẫn đến nguy cơ chảy máu nghiêm trọng. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ CRISPR để sửa chữa gene FVIII, một gene cần thiết cho quá trình đông máu. Kết quả cho thấy bệnh nhân đã có sự cải thiện rõ rệt về khả năng đông máu và chất lượng cuộc sống sau điều trị.
Mặc dù công nghệ gene mang lại nhiều tiềm năng, nhưng vẫn còn nhiều thách thức mà các nhà nghiên cứu phải đối mặt. Một trong những vấn đề chính là đảm bảo rằng các sửa chữa gene diễn ra một cách chính xác và không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Các nghiên cứu hiện tại vẫn đang được tiến hành để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của các phương pháp điều trị này trước khi được áp dụng rộng rãi cho bệnh nhân.
Năm 1949, các nước phương Tây đã thành lập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), tiếp đó học phục hồi và tái vũ trang Tây Đức, cuối cùng cũng kết nạp Tây Đức vào NATO, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa kháC. Khi các nước phương Tây phê chuẩn Hiệp ước Luân Đôn và Pari tháng 5/1955 (về việc Tây Đức gia nhập NATO), Liên Xô đã tuyên bố hủy bỏ các Hiệp ước đồng minh đã kí với Anh năm 1942 và với Pháp năm 1944. Tiếp đó, Liên Xô và các nước chủ nghĩa Đông Âu (gồm A-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri CHDC Đức, Ru-ma-ni và Tiệp Khắc) đã tiến hành cuộc họp khẩn cấp tại Vác-sa-va từ ngày11-14/5/1955. CHND Trung Hoa cũng tham gia với tư cách là quan sát viên. Các nước đã kí Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau” (còn gọi là Hiệp ước Vác-sa-va). Phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, các thành viên Hiệp ước cam kết không dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tuyên bố sẵn sàng tham gia mọi hoạt động quốc tế nhằm tìm kiếm các biện pháp tích cực để bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới, để cắt giảm vũ khí và cấm các loại vũ khí giết người hàng loạt.
(Theo giáo trình lịch sử quan hệ quốc tế 1945-1990, trang 36)
- Ngày 5-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước với thân phận người đầu bếp mang tên Văn Ba trên con tàu Amiral Latouche Tréville (tàu Đô đốc Latouche Tréville) rời cảng Sài Gòn đi Marseille. Đây là một trong 6 con tàu cỡ lớn chuyên chạy tuyến Pháp – Đông Dương của hãng Năm Sao.
Sau này, khi được hỏi về chuyến đi ngày 5-6-1911, Bác đã trả lời một nhà báo Nga như sau: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”. Trả lời một nhà văn Mỹ cũng về câu hỏi này, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.
- Năm 1953, để cung cấp tài liệu học tập cho cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết 50 bài báo giới thiệu có hệ thống những kiến thức chính trị phổ thông, những đạo lý cách mạng cơ bản, đăng trên nhiều số báo của Báo Cứu quốc với bút danh Đ.X. Loạt bài sau này được xuất bản thành sách với tiêu đề “Thường thức chính trị”. Trong loạt bài đã đăng, bài “Chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ” đăng ngày 5-6-1953.
- Ngày 5-6-1968, Bác gửi thư khen cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ do có thành tích chiến đấu dũng cảm, bắn rơi 4 máy bay Mỹ trong ngày 31-5-1968. Bác nhắc cán bộ, chiến sĩ đảo phải tăng cường đoàn kết, luôn nâng cao cảnh giác, không ngừng tập luyện, sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của địch, giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa. Cuối thư Bác gửi tặng 2 câu thơ:
“Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận,
Đánh cho tan xác giặc Hoa Kỳ”.
(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2010 và Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2011).
(Atlat Địa lí Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2024)
The Robots Are Doing the Thinking
Some robots may take care of the dishes, do your laundry, keep the house clean, or even (631) ______________ to do your shopping. Robots that use artificial intelligence are the ones that a lot of people are holding out for. (632) ____________ able to take care of chores, but they will be able to learn as well.
There are some types of roots that already use a form of artificial intelligence called swarm intelligence. As an example of how this works, scientists have create underwater roots (633) ______________ coral reefs that have been damaged. What these robots do is work together to rebuild damaged reefs. As they communicate, each one knows what has been done in one area of a reef and can help build other areas or build onto something that another robot has done. Working together, the robots create a new reef that can then be left to (634) ___________ its own. Amazon, the major electronic commerce company, has recently come out an (635) _____________ idea. Instead of having a package delivered to a customer via delivery truck, Amazon will send out lying drones that ill ring a package to a person’s house or delivery almost immediately.
Mandatory volunteering made many members of Maryland high school class of 1997 rumble with indignation. They didn’t like a new requirement that made them take part in the school’s community service program.
Future seniors, however, probably won't be as resistant now that the program has been broken in. Some, like John Maloney, already have completed their required hours of approved community service. The Bowie High School sophomore earned his hours in eighth grade by volunteering two nights a week at the Larkin-Chase Nursing and Restorative Center in Bowie. He played shuffleboard, cards, and other games with the senior citizens. He also helped plan parties for them and visited their rooms to keep them company. That experience inspired him to continue volunteering in the community.
John, 15, is not finished volunteering. Once a week he videotapes animals at the Prince George County animal shelter in Forestville. His footage is shown on the Bowie public access television channel in hopes of finding homes for the animals. "Volunteering is better than just sitting around," says John, "and I like animals; I don't want to see them put to sleep. "
He's not the only volunteer in his family. His sister, Melissa, an eighth grader, has completed her hours also volunteering at Larkin-Chase. "It is a good idea to have kids go out into the community, but it's frustrating to have to write essays about the work," she said. "It makes you feel like you're doing it for the requirement and not for yourself."
The high school's service learning office, run by Beth Ansley, provides information on organizations seeking volunteers so that students will have an easier time fulfilling their hours. "It's ridiculous that people are opposing the requirements," said Amy Rouse, who this summer has worked at the Ronald McDonald House and has helped to rebuild a church in Clinton. "So many people won't do the service unless it's mandatory," Rouse said, "but once they start doing it, they'll really like it and hopefully it will become a part of their lives - like it has become a part of mine."
Like many emergency responders, Nicholas Groom is used to stress at work. On one hand, the stress can be helpful. “I find that when attending a serious incident, it helps me to maintain focus on the situation,” Nicholas Groom said. On the other hand, the work can be highly pressurised. “Too much stress can impair your ability to make decisions,” he adds. And Groom is not alone in his complicated relationship with stress.
Many people believe that that there should be a balanced amount of stress. In other words, not too much stress so you’re not overwhelmed but not too little stress so you don’t feel unmotivated. After all, some anxiety is motivating; think of the adrenaline before a deadline or the excitement before a competition. Sports fans sometimes even talk about a “gene” in some athletes who seem to play best in the decisive final moments of a match. Furthermore, many psychologists claim that performance in many situations increases with stress up to a point. Of course, any stress can cause harm when it’s prolonged. To take just one example, a long-term high heart rate is linked to cardiovascular diseases. And additional stressors, such as financial pressures or psychiatric issues, clearly affect how beneficially someone can respond to stress.
So is there a way to harness stress to your advantage while being mindful of its detrimental long-term effects? One key factor is to avoid, whenever possible, the point when stress leads to mental and physical collapse. Crystal Wernicke, 30, has always used stress as a motivator. But juggling between parenting, a full-time job, a voluntary role and financial troubles at the same time became too much and eventually led to a two-month period of illness. Another factor is the presence of control. For those who feel powerless over their situation, stress is unlikely to be beneficial. But with some autonomy over stressful tasks, we are better able to convert that pressure into higher performance.
When it comes to stress and how it affects your performance, it’s helpful to recognise the variations in personality, type of stress and task that affect the level of pressure you are under, as well as understanding tools you can use to control and harness that stress. Ultimately, it’s not helpful to take a one-sided view, either demonising or glorifying stress. As James C Quick, a management professor at the University of Texas, sums up: “Stress can be the kiss of death as well as the spice of life.”
Để đặc trưng cho độ to, nhỏ của âm, người ta đưa ra khái niệm mức cường độ âm. Đơn vị thường dùng để đo mức cường độ âm là đề-xi-ben . Khi đó mức cường độ âm
được tính theo công thức
, trong đó
là cường độ âm tại điểm đang xét (
),
là cường độ âm ở ngưỡng nghe (cường độ âm chuẩn) (
).
Chọn một từ/ cụm từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ/ cụm từ còn lại.
A. Bằng lòng
Đáp án đúng là A
Phương pháp giải
Căn cứ vào nghĩa của từ.
Dạng bài tìm đáp án khác loại
Lời giải
- Căn cứ vào nghĩa của từ, ta có:
+ Bằng lòng: cảm thấy vừa ý, cho là ổn, là được.
+ Hài lòng: cảm thấy vui vì hợp ý của mình.
+ Mãn nguyện: hoàn toàn bằng lòng, thoả mãn với những gì mình có được, không đòi hỏi gì hơn.
+ Thỏa lòng: thỏa mãn vì tất cả đều hợp ý bản thân.
=> Các từ hài lòng, mãn nguyện, thỏa lòng đều diễn tả trạng thái cảm thấy đủ, thoải mái với điều gì đó mà mình mong muốn, ước ao. Riêng từ bằng lòng lại chỉ sự đồng ý hoặc chấp nhận một điều gì đó.
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Bộ 20 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 15)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 31:
Các loài hoa thường tỏa ra hương thơm đặc trưng. Hiện tượng đó dựa trên tính chất nào của thể khí?
Các loài hoa thường tỏa ra hương thơm đặc trưng. Hiện tượng đó dựa trên tính chất nào của thể khí?
Câu 36:
Dựa vào đồ thị và những số liệu p1=1 . Nhiệt độ ban đầu . Nhiệt độ tại trạng thái cuối cùng là:

Dựa vào đồ thị và những số liệu p1=1 . Nhiệt độ ban đầu . Nhiệt độ tại trạng thái cuối cùng là:
Câu 48:
Cho các phản ứng:
C (graphite) ⟶ C (kim cương)
C (kim cương) + O2(g) ⟶ CO2(g)
Giá trị của x là
Cho các phản ứng:
C (graphite) ⟶ C (kim cương)
C (kim cương) + O2(g) ⟶ CO2(g)
Giá trị của x là
Câu 53:
Khi so sánh về đặc điểm cấu tạo phân tử xà phòng và chất giặt rửa, nhận định nào sau đây không đúng?
Khi so sánh về đặc điểm cấu tạo phân tử xà phòng và chất giặt rửa, nhận định nào sau đây không đúng?
Câu 77:
Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh trong thời gian từ 1919 - 1941?
Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh trong thời gian từ 1919 - 1941?
Câu 78:
Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản, quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931?
Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản, quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931?
Câu 82:
Nguyên nhân chủ yếu giúp miền Đông Trung Quốc có ngành nông nghiệp phát triển hơn miền Tây do
Nguyên nhân chủ yếu giúp miền Đông Trung Quốc có ngành nông nghiệp phát triển hơn miền Tây do
Câu 92:
Biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo an ninh và sự phát triển lâu dài của các nước tại Biển Đông là
Biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo an ninh và sự phát triển lâu dài của các nước tại Biển Đông là
Câu 97:
I can’t believe it, Inspector. You mean that Smith _____________money from the till all this time!
I can’t believe it, Inspector. You mean that Smith _____________money from the till all this time!
Câu 99:
I can’t understand what he sees in her! If anyone treated me like that, I _________ extremely angry!
I can’t understand what he sees in her! If anyone treated me like that, I _________ extremely angry!
Câu 140:
Cho hình chóp
có đáy là hình vuông cạnh
vuông góc với đáy. Biết
, tính góc giữa
và mặt phẳng
.
Cho hình chóp có đáy là hình vuông cạnh
vuông góc với đáy. Biết
, tính góc giữa
và mặt phẳng
.
Đoạn văn 1
(1) Phố Hàng Khay ngày nay thời Lê Sơ là hồ Lục Thủy, cho đến thời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh sai làm đường để cưỡi voi từ phủ Chúa bên này sang lầu Ngũ Long thì Lục Thủy bị chia làm hai.
Bản đồ vẽ năm 1883 của trung úy Launay thấy có tên phố Thợ Khảm (Rue des Incrusteurs), phố này bắt đầu từ Đồn Thủy kéo dài ra đến tận Cửa Nam ngày nay. Launay đặt tên Thợ Khảm vì hai bên đường có nhiều nhà làm nghề khảm. Song người Hà Nội lại không gọi là phố Thợ Khảm mà gọi là Hàng Khay như một sự tiếp nối các phố bắt đầu từ chữ Hàng đã có từ lâu. Sở dĩ họ gọi như vậy vì tất cả đồ nghề của thợ khảm từ: cưa, đục nhỏ, dũa, mảnh trai đã mài, sơn... tất cả đều để trong khay gỗ. André Masson, tác giả cuốn Hà Nội giai đoạn 1873-1888 viết: “Từ năm 1873 đến 1883, nghề khảm trai và hàng thêu rất phát đạt vì binh lính và nhân viên người Pháp tham gia xây dựng các công trình trong khu Đồn Thủy mua rất nhiều”. Hiện nay đầu phố Hàng Khay còn một ngôi nhà cổ, trên cao đắp dòng chữ 1886. [...]
(2) Sau khi phố Thợ Khảm được mở rộng, lát vỉa hè, nó được đặt tên chính thức là Paul Bert (trú sứ Pháp tại Hà Nội chết ngày 11-11-1886 vì kiết lỵ) vào ngày 20-11- 1886. Phố Paul Bert bắt đầu từ vị trí Nhà hát Lớn đến đầu phố Bà Triệu (Tràng Tiền và Hàng Khay hiện nay). Nhân sự kiện này, hào mục làng Vũ Thạch là Bá hộ Kim tặng 2 biển tên phố được khảm trai trên vóc bằng chữ Pháp và Hán. Ngày 9-7-1887, chính quyền cho treo ở đầu phố và cuối phố, đây là biển tên phố đầu tiên ở Hà Nội. Tên phố Paul Bert tồn tại cho đến tháng 7-1945 khi bác sĩ Trần Văn Lai lên làm thị trưởng, ông đã cho đổi tên đoạn từ Nhà hát Lớn đến phố Hàng Bài là phố Tràng Tiền và từ Hàng Bài đến đầu Bà Triệu là phố Hàng Khay. Khi Pháp tái chiếm Hà Nội, Hàng Khay bị đổi tên thành phố Anh quốc.
(Nguyễn Ngọc Tiến, 5678 bước chân quanh hồ Gươm, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015)
Đoạn văn 2
(1) Ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945, Mỹ lần lượt thả hai quả bom xuống hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki, trong khoảnh khắc, mấy chục vạn người trở thành nạn nhân, hai thành phố cũng bị thiêu huỷ. Vậy loại bom nào có sức công phá ghê gớm đến vậy? Đó chính là một trong những loại vũ khí hạt nhân – bom nguyên tử. Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí lợi dụng năng lượng cực lớn phóng ra từ phản ứng hạt nhân dạng nổ của một số vật chất như các đồng vị của Urani 235, Plutoni 239, hiđrô... gây ra tác dụng sát thương, phá hoại đối với mục tiêu. Hiện nay, các loại vũ khí hạt nhân đã được nghiên cứu thành công chủ yếu có bom nguyên tử, bom khinh khí, bom nơtron. Uy lực nổ của vũ khí hạt nhân có thể đạt tới đương lượng mấy vạn tấn, mấy chục vạn tấn, thậm chí mấy ngàn vạn tấn TNT.
(2) Vũ khí hạt nhân phá hoại mục tiêu thông qua năm nhân tố sát thương sau khi nổ là bức xạ ánh sáng, sóng xung kích, bức xạ hạt nhân sơ kỳ, mạch xung điện tử hạt nhân, tiêm nhiễm phóng xạ. Bức xạ ánh sáng là lượng quang và nhiệt phát ra từ quả cầu lửa nhiệt độ cao sau khi bom nổ. Nhiệt độ có thể lên tới vài chục triệu độ, có thể khiến cho các vật thể bị nung chảy, bốc hơi trong chốc lát. Mọi vật thể trong phạm vi bán kính vài chục kilômet cách trung tâm vụ nổ đều biến thành tro bụi. Sóng xung kích chỉ các đợt sóng khí có áp suất và tốc độ rất cao từ trung tâm vụ nổ lan toả ra xung quanh. Tốc độ sóng có thể vượt qua tốc độ âm thanh, phá huỷ toàn bộ mọi loại công sự, kiến trúc, cũng có thể gây cho các nội tạng của con người như tim, phổi, màng tai bị xuất huyết hoặc rách nát. Bức xạ hạt nhân sơ kỳ tức là các dòng hạt nơtron và tia? (bê ta) phát ra trong khoảng vài chục giây đầu tiên sau vụ nổ hạt nhân. Cơ thể con người sau khi bị các tia này chiếu xạ, các tế bào trong cơ thể có thể bị biến dị hoặc chết, người nhẹ thì bị nhiễm các chứng bệnh phóng xạ, nặng thì tử thương. Mạch xung điện từ hạt nhân là các mạch xung điện từ sinh ra khi nổ hạt nhân. Phạm vi tác động rất rộng, mặc dù không sát thương đối với cơ thể con người và các vật thể thông thường, nhưng có khả năng gây nhiễu và phá hoại rất lớn đối với các thiết bị điện tử. Ô nhiễm phóng xạ là sự ô nhiễm do các chất phóng xạ sinh ra trong vụ nổ hạt nhân gây ra đối với mặt đất, con người, nước, không khí và các vật thể từ đó gây ra những hậu quả khôn lường.
(3) Hiện nay rất nhiều quốc gia trên thế giới có vũ khí hạt nhân, nếu toàn bộ chúng được sử dụng thì đủ để tiêu diệt toàn bộ trái đất này tới mấy lần. Vì vậy ngăn chặn sự phát triển và sử dụng vũ khí hạt nhân là trách nhiệm chung của nhân loại.
(Tuấn Minh, Ánh sáng khoa học kĩ thuật, NXB Lao động, Hà Nội, 2007)
Đoạn văn 3
Trương Trọng, người quận Nhật Nam (vùng Bình Trị Thiên và Quảng Nam), có học hành ít nhiều và làm thuộc lại trong quận. Cuối năm 78, Trương Trọng được viên thái thú Nhật Nam cử sang kinh đô Lạc Dương (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) thay mặt thái thú tâu bày công việc trong quận lên vua Hán. Trương Trọng đến kinh đô, vào chầu vua Hán. Hán Minh Đế thấy Trương Trọng người thấp bé, lại là dân “man di” (mọi rợ) ngoài cõi xa, tỏ ý khinh thường, hỏi xách mé:
- Viên lại nhỏ kia (tiểu lại) người quận nào?
Trương Trọng khẳng khái trả lời:
- Tôi là kế lại, người thay mặt thái thú Nhật Nam vào chầu vua và dâng sớ lên triều đình, chứ không phải là một viên lại nhỏ. Bệ hạ muốn dùng người có tài cán hay chỉ muốn đo xương đo thịt?
Vua Hán nghe câu trả lời cứng cỏi và đúng đắn của Trương Trọng, thẹn lắm. Song không làm gì được. Mấy hôm sau, nhân ngày tết Nguyên đán, vua mở tiệc yến. Trăm quan vào chầu và chúc tết nhà vua. Trong số đó có Trương Trọng. Thấy Trương, vua Hán lại nghĩ đến nỗi thẹn thùng hôm trước... và muốn rửa thẹn. Nhân đông đủ các quan, vua Hán hỏi kháy Trương Trọng một câu:
- “Nhật Nam” có nghĩa là “ở phía nam mặt trời”. Ta nghe nói tất cả nhà cửa của quận Nhật Nam đều xoay hướng về phương Bắc để trông thấy mặt trời phải không?
Câu hỏi chứa đầy tính kiêu ngạo của một tên cầm đầu đế chế Hán rộng lớn ở phương Bắc, tự ví mình như mặt trời, mọi người phải ngưỡng mộ, sùng bái, phục tùng. Trương Trọng người phương Nam, một vùng đang bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Nhân dân phương Nam có truyền thống quật cường bất khuất trong đấu tranh, cũng như có truyền thống “lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng nam” để tránh gió mùa đông bắc (gió bấc) lạnh lẽo trong mùa đông, đón gió mùa đông nam (gió nồm) mát mẻ trong mùa hè. Bị hỏi kháy, Trương Trọng vẫn bình tĩnh, đáp:
- “Nhật Nam” không phải là “ở phía nam mặt trời”. Kìa như đất Trung Nguyên (Trung Quốc), có quận gọi là “Vân Trung” nhưng quận đó có ở “trong mây” đâu, có quận gọi là “Kim Thành” nhưng có phải là “thành xây bằng vàng” đâu. Đặt tên thế thôi, chứ đều không phải thực như thế! Ở quận Nhật Nam, chỗ ở quan dân, tuỳ ý chọn hướng, đông tây nam bắc quay lại quay đi không nhất định!
Nước nhà bị mất, nhân dân bị đô hộ lầm than, riêng mình phải khuất thân làm nhân viên trong chính quyền địch để kiếm sống. Thế nhưng lời đối đáp với tên chúa tể triều đình phong kiến Đông Hán của Trương Trọng vẫn vang lên rắn rỏi, mạnh mẽ, sang sảng giữa kinh thành Lạc Dương. Thật không hổ thẹn là con em đất Việt phương Nam vốn nghìn xưa văn hiến!
(Trần Quốc Vượng, Đối đáp giỏi, In trong Nghìn xưa văn hiến, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2017)
Câu 188:
Vua Hán Minh Đế đã thể hiện sự khinh thường Trương Trọng bằng cách nào trong lần đầu gặp gỡ?
Vua Hán Minh Đế đã thể hiện sự khinh thường Trương Trọng bằng cách nào trong lần đầu gặp gỡ?
Câu 189:
Trong câu trả lời vua Hán về “Nhật Nam”, Trương Trọng đã sử dụng thao tác lập luận chính nào?
Trong câu trả lời vua Hán về “Nhật Nam”, Trương Trọng đã sử dụng thao tác lập luận chính nào?
Đoạn văn 4
Này dòng sông
ngươi còn nhớ chốn ta ngồi ngóng mẹ
phiên chợ Lường vời vợi tuổi thơ ta
sao ngày ấy ta dễ ngoan đến thế
mẹ cho ta một xu bánh đa vừng
ta ngoan hết một ngày
ta ngoan suốt cả năm
ta thương mẹ đến trọn đời ta sống
quê hương ta nghèo lắm
ta rửa rau bến sông cho con cá cùng ăn
ta mổ lợn
con quạ khoang cũng ngồi chờ chia thịt
cá dưới sông cũng có Tết như người
trên bãi sông
ta trồng cây cải tươi
ta ăn lá còn bướm ong thì hút mật
lúa gặt rồi - còn lại rơm thơm
trâu đủng đỉnh nhai cả mùa đông lạnh…
Cùng một bến sông
phía dưới trâu đằm
phía trên ta tắm…
trong ký ức ta
sao ngày xưa yên ổn quá chừng
một dòng xanh trong chảy mãi đến vô cùng!…
(Lê Huy Mậu, Khúc hát sông quê, Trích trường ca Thời gian khắc khoải, Lê Huy Mậu, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011)
Đoạn văn 5
Quê tôi miền Trung, nắng cháy, bão mưa, nước đầy... Có những năm hơn mười trận bão tấp vào thân thể quê nghèo. Cho đến khi lớn và đi xa, sống ở phương Nam không cả đến gió lớn vẫn nhớ về thủa xưa nước ngập mênh mông trong gió rít. Có lẽ thế hệ 8x chúng tôi không ai không nhớ cơn bão số 6 năm 1996. Nhà cửa trong thôn làng bay như những mảnh áo mưa trong gió. Nhà tôi cũng bay sang bên hàng xóm và nằm ngửa như một chiếc nón rách giữa trời. Ai cũng khóc, khóc trong mưa và trong gió gào. Những cơn bão ào đến rồi biến đi, trả lại cái im lặng như nghe được tiếng nước chảy róc rách qua những kẽ đá hai bên đường. Bỏ mặc các bà các mẹ ngồi khóc, lũ con nít chúng tôi ùa ra đường, chạy đuổi nhau trên bao nhiêu là lá dập chuối đổ. […]
Cơm ngày bão độn với khoai khô ăn cùng lạc rang muối. Nhất là những con cá rô bắt được trên đường, chỉ có muối và những trái ớt nhặt được trên luống cát, mà béo ngậy... Có lẽ đó là những bữa ăn ngon nhất trong cuộc đời mình, những bữa ăn cứ thế nồng nàn, ngọt lịm, theo chúng tôi đi qua bao năm tháng. Rồi bố sửa lại nhà, lợp lại mái, cả làng rộn rịch ơi ới gọi nhau. Mà lạ, dường như bão đã trở nên thân quen, chúng tôi chẳng thấy ai oán hờn gì, cứ bão qua là dựng nhà sửa bếp, là dọn vườn gom cây. Rồi những mầm rau bắt đầu mọc lên trên luống, mặt đất lấm tấm, rồi lại xanh tràn trong những khu vườn. Những cành cây bị gẫy đã đâm chồi, lộc non túa ra, màu xanh tía, sáng long lanh dưới mặt trời. Cuộc sống hồi sinh thật bình thản, bình thản như bão mưa cứ đến rồi đi, muôn đời trên đất quê.
(Thái Hạo, Bão xưa, Nguồn: https://nongnghiep.vn/tri-thuc-nong-dan/bao-xua-va-bao-nay-d333183.html)
Câu 197:
Tại sao tác giả cho rằng những bữa cơm ngày bão “là những bữa ăn ngon nhất trong cuộc đời mình”?
Tại sao tác giả cho rằng những bữa cơm ngày bão “là những bữa ăn ngon nhất trong cuộc đời mình”?
Đoạn văn 6
Cho sơ đồ các đường đẳng thế được tạo ra bởi sự phân bố điện tích chưa biết. A, B, C, D và E là các điểm trên mặt phẳng.
Đoạn văn 7
Phản ứng xà phòng hoá có thể được sử dụng để điều chế xà phòng. Quá trình này cần các nguyên liệu gồm: dung dịch natri hydroxid 20%, dầu thầu dầu, muối ăn, giấy lọc, nước cất, giấy quỳ, đũa thủy tinh, cốc có mỏ, đèn đốt, giá ba chân.
Quy trình thực hiện gồm các bước được đánh thứ tự như sau:
1. Lấy 20 ml dầu thầu dầu (chất béo trung tính, triglyceride) cho vào trong cốc (250 mL).
2. Chuẩn bị dung dịch NaOH 20% (bằng cách thêm 10 g NaOH trong 50 mL nước) vào trong một cốc sạch khác và thêm 30 mL dung dịch này vào trong 20 mL dầu. Khuấy đều bằng đũa thủy tinh sạch để tạo thành hỗn hợp đặc.
3. Đặt cốc có mỏ lên đèn Bunsen. Đun nóng dung dịch và khuấy liên tục cho đến khi tạo thành một hỗn hợp đặc sệt màu trắng (ở dạng huyền phù). Lấy cốc ra và để nguội.
4. Thêm 5 đến 10 g muối ăn vào hỗn hợp trên và khuấy hỗn hợp liên tục bằng đũa thủy tinh cho đến khi xà phòng bắt đầu đông. Thêm phẩm màu, nước hoa và chất độn để làm cho xà phòng cứng hơn.
5. Để hỗn hợp khoảng một ngày cho nó nguội và đông rắn.
6. Lấy bánh xà phòng ra và cắt thành các hình dạng và kích thước mong muốn.
Đoạn văn 8
Ứng dụng công nghệ gene trong điều trị bệnh di truyền đã mở ra một kỷ nguyên mới trong y học, mang lại hy vọng cho hàng triệu bệnh nhân trên toàn thế giới. Một trong những công nghệ nổi bật nhất trong lĩnh vực này là CRISPR-Cas9, một công cụ mạnh mẽ cho phép chỉnh sửa chính xác các đoạn DNA trong tế bào.
Công nghệ CRISPR-Cas9 hoạt động như một "kéo gene" mà các nhà khoa học có thể sử dụng để cắt bỏ hoặc thay thế các đoạn DNA không bình thường. Quá trình này bắt đầu với việc xác định vị trí cụ thể của gene cần chỉnh sửa. Sau đó, một phần RNA sẽ được thiết kế để hướng dẫn enzyme Cas9 tới vị trí đó trên DNA. Enzyme Cas9 sẽ cắt DNA tại điểm đã chỉ định, cho phép các nhà khoa học thay thế gene bị lỗi bằng gene khỏe mạnh hoặc sửa chữa nó để phục hồi chức năng bình thường.
Một trong những ứng dụng của công nghệ này là trong điều trị bệnh hemophilia (bệnh máu khó đông), một bệnh di truyền khiến máu không thể đông lại bình thường, dẫn đến nguy cơ chảy máu nghiêm trọng. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ CRISPR để sửa chữa gene FVIII, một gene cần thiết cho quá trình đông máu. Kết quả cho thấy bệnh nhân đã có sự cải thiện rõ rệt về khả năng đông máu và chất lượng cuộc sống sau điều trị.
Mặc dù công nghệ gene mang lại nhiều tiềm năng, nhưng vẫn còn nhiều thách thức mà các nhà nghiên cứu phải đối mặt. Một trong những vấn đề chính là đảm bảo rằng các sửa chữa gene diễn ra một cách chính xác và không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Các nghiên cứu hiện tại vẫn đang được tiến hành để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của các phương pháp điều trị này trước khi được áp dụng rộng rãi cho bệnh nhân.
Đoạn văn 9
Năm 1949, các nước phương Tây đã thành lập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), tiếp đó học phục hồi và tái vũ trang Tây Đức, cuối cùng cũng kết nạp Tây Đức vào NATO, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa kháC. Khi các nước phương Tây phê chuẩn Hiệp ước Luân Đôn và Pari tháng 5/1955 (về việc Tây Đức gia nhập NATO), Liên Xô đã tuyên bố hủy bỏ các Hiệp ước đồng minh đã kí với Anh năm 1942 và với Pháp năm 1944. Tiếp đó, Liên Xô và các nước chủ nghĩa Đông Âu (gồm A-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri CHDC Đức, Ru-ma-ni và Tiệp Khắc) đã tiến hành cuộc họp khẩn cấp tại Vác-sa-va từ ngày11-14/5/1955. CHND Trung Hoa cũng tham gia với tư cách là quan sát viên. Các nước đã kí Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau” (còn gọi là Hiệp ước Vác-sa-va). Phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, các thành viên Hiệp ước cam kết không dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tuyên bố sẵn sàng tham gia mọi hoạt động quốc tế nhằm tìm kiếm các biện pháp tích cực để bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới, để cắt giảm vũ khí và cấm các loại vũ khí giết người hàng loạt.
(Theo giáo trình lịch sử quan hệ quốc tế 1945-1990, trang 36)
Đoạn văn 10
- Ngày 5-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước với thân phận người đầu bếp mang tên Văn Ba trên con tàu Amiral Latouche Tréville (tàu Đô đốc Latouche Tréville) rời cảng Sài Gòn đi Marseille. Đây là một trong 6 con tàu cỡ lớn chuyên chạy tuyến Pháp – Đông Dương của hãng Năm Sao.
Sau này, khi được hỏi về chuyến đi ngày 5-6-1911, Bác đã trả lời một nhà báo Nga như sau: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”. Trả lời một nhà văn Mỹ cũng về câu hỏi này, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.
- Năm 1953, để cung cấp tài liệu học tập cho cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết 50 bài báo giới thiệu có hệ thống những kiến thức chính trị phổ thông, những đạo lý cách mạng cơ bản, đăng trên nhiều số báo của Báo Cứu quốc với bút danh Đ.X. Loạt bài sau này được xuất bản thành sách với tiêu đề “Thường thức chính trị”. Trong loạt bài đã đăng, bài “Chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ” đăng ngày 5-6-1953.
- Ngày 5-6-1968, Bác gửi thư khen cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ do có thành tích chiến đấu dũng cảm, bắn rơi 4 máy bay Mỹ trong ngày 31-5-1968. Bác nhắc cán bộ, chiến sĩ đảo phải tăng cường đoàn kết, luôn nâng cao cảnh giác, không ngừng tập luyện, sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của địch, giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa. Cuối thư Bác gửi tặng 2 câu thơ:
“Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận,
Đánh cho tan xác giặc Hoa Kỳ”.
(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2010 và Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2011).
Đoạn văn 11
(Atlat Địa lí Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2024)
Đoạn văn 12
The Robots Are Doing the Thinking
Some robots may take care of the dishes, do your laundry, keep the house clean, or even (631) ______________ to do your shopping. Robots that use artificial intelligence are the ones that a lot of people are holding out for. (632) ____________ able to take care of chores, but they will be able to learn as well.
There are some types of roots that already use a form of artificial intelligence called swarm intelligence. As an example of how this works, scientists have create underwater roots (633) ______________ coral reefs that have been damaged. What these robots do is work together to rebuild damaged reefs. As they communicate, each one knows what has been done in one area of a reef and can help build other areas or build onto something that another robot has done. Working together, the robots create a new reef that can then be left to (634) ___________ its own. Amazon, the major electronic commerce company, has recently come out an (635) _____________ idea. Instead of having a package delivered to a customer via delivery truck, Amazon will send out lying drones that ill ring a package to a person’s house or delivery almost immediately.
Đoạn văn 13
Mandatory volunteering made many members of Maryland high school class of 1997 rumble with indignation. They didn’t like a new requirement that made them take part in the school’s community service program.
Future seniors, however, probably won't be as resistant now that the program has been broken in. Some, like John Maloney, already have completed their required hours of approved community service. The Bowie High School sophomore earned his hours in eighth grade by volunteering two nights a week at the Larkin-Chase Nursing and Restorative Center in Bowie. He played shuffleboard, cards, and other games with the senior citizens. He also helped plan parties for them and visited their rooms to keep them company. That experience inspired him to continue volunteering in the community.
John, 15, is not finished volunteering. Once a week he videotapes animals at the Prince George County animal shelter in Forestville. His footage is shown on the Bowie public access television channel in hopes of finding homes for the animals. "Volunteering is better than just sitting around," says John, "and I like animals; I don't want to see them put to sleep. "
He's not the only volunteer in his family. His sister, Melissa, an eighth grader, has completed her hours also volunteering at Larkin-Chase. "It is a good idea to have kids go out into the community, but it's frustrating to have to write essays about the work," she said. "It makes you feel like you're doing it for the requirement and not for yourself."
The high school's service learning office, run by Beth Ansley, provides information on organizations seeking volunteers so that students will have an easier time fulfilling their hours. "It's ridiculous that people are opposing the requirements," said Amy Rouse, who this summer has worked at the Ronald McDonald House and has helped to rebuild a church in Clinton. "So many people won't do the service unless it's mandatory," Rouse said, "but once they start doing it, they'll really like it and hopefully it will become a part of their lives - like it has become a part of mine."
Đoạn văn 14
Like many emergency responders, Nicholas Groom is used to stress at work. On one hand, the stress can be helpful. “I find that when attending a serious incident, it helps me to maintain focus on the situation,” Nicholas Groom said. On the other hand, the work can be highly pressurised. “Too much stress can impair your ability to make decisions,” he adds. And Groom is not alone in his complicated relationship with stress.
Many people believe that that there should be a balanced amount of stress. In other words, not too much stress so you’re not overwhelmed but not too little stress so you don’t feel unmotivated. After all, some anxiety is motivating; think of the adrenaline before a deadline or the excitement before a competition. Sports fans sometimes even talk about a “gene” in some athletes who seem to play best in the decisive final moments of a match. Furthermore, many psychologists claim that performance in many situations increases with stress up to a point. Of course, any stress can cause harm when it’s prolonged. To take just one example, a long-term high heart rate is linked to cardiovascular diseases. And additional stressors, such as financial pressures or psychiatric issues, clearly affect how beneficially someone can respond to stress.
So is there a way to harness stress to your advantage while being mindful of its detrimental long-term effects? One key factor is to avoid, whenever possible, the point when stress leads to mental and physical collapse. Crystal Wernicke, 30, has always used stress as a motivator. But juggling between parenting, a full-time job, a voluntary role and financial troubles at the same time became too much and eventually led to a two-month period of illness. Another factor is the presence of control. For those who feel powerless over their situation, stress is unlikely to be beneficial. But with some autonomy over stressful tasks, we are better able to convert that pressure into higher performance.
When it comes to stress and how it affects your performance, it’s helpful to recognise the variations in personality, type of stress and task that affect the level of pressure you are under, as well as understanding tools you can use to control and harness that stress. Ultimately, it’s not helpful to take a one-sided view, either demonising or glorifying stress. As James C Quick, a management professor at the University of Texas, sums up: “Stress can be the kiss of death as well as the spice of life.”
Đoạn văn 15
Để đặc trưng cho độ to, nhỏ của âm, người ta đưa ra khái niệm mức cường độ âm. Đơn vị thường dùng để đo mức cường độ âm là đề-xi-ben . Khi đó mức cường độ âm
được tính theo công thức
, trong đó
là cường độ âm tại điểm đang xét (
),
là cường độ âm ở ngưỡng nghe (cường độ âm chuẩn) (
).
37 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%