Câu hỏi:
21/03/2025 114Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Giữa tác phẩm văn học và tác phẩm nghệ thuật chuyển thể có những điểm chung và khác biệt:
- Điểm chung
Nhiều tác phẩm ở các ngành nghệ thuật khác có chung cảm hứng, đề tài và chủ đề, tư tưởng với các tác phẩm văn học.
Không chỉ có chung mục đích, đề tài, chủ đề, cảm hứng sáng tạo… mà văn học và các tác phẩm nghệ thuật chuyển thể còn sử dụng một số biện pháp, thủ pháp nghệ thuật giống nhau.
Tác phẩm văn học sử dụng hệ thống từ tượng hình, từ chỉ màu sắc, đường nét, hình khối giàu tính hội họa, gần gũi với các tác phẩm hội họa.
Văn học và điện ảnh là hai loại hình nghệ thuật tư duy sử dụng chất liệu khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ gắn bó, hỗ trợ và học tập lẫn nhau: ở trong văn học có yếu tố điện ảnh, và ngược lại, ở trong điện ảnh có yếu tố của văn học.
- Điểm khác biệt
+ Điểm khác biệt đầu tiên chính là chất liệu được sử dụng để tạo nên tác phẩm của mỗi ngành nghệ thuật.
Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu, vì thế, nó có thế mạnh trong việc xây dựng hình tượng “phi vật thể” với những phương pháp nghệ thuật, biện pháp tu từ phong phú mà các loại hình nghệ thuật khác khó có thể thực hiện được.
Thông qua chất liệu âm thanh, hình khối, hình vẽ, biểu tượng… con người và sự việc hiện lên sống động, cụ thể, nhất là với sân khấu, điện ảnh.
+ Điểm khác biệt thứ hai là cách thức tạo ra sản phẩm của mỗi ngành nghệ thuật.
Tác phẩm văn học được thể hiện qua câu chữ, lời văn.
Còn tác phẩm chuyển thể thì sử dụng hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, màu sắc…
+ Điểm khác biệt thứ ba là phương thức tiếp nhận và tính hiệu quả.
Người đọc tiếp nhận tác phẩm văn học thông qua quan sát trực tiếp câu chữ của văn bản, vẫn là đọc hiểu văn bản, cảm thụ, thưởng thức một văn bản ngôn từ.
Tác phẩm nghệ thuật tiếp nhận thông qua truyền bá bằng kênh nghe – nhìn, tác động trực tiếp bằng hình ảnh, âm thanh, ánh sáng tạo nên sự hấp dẫn, khiến người xem, người nghe có nhiều hứng thú, dễ tiếp nhận.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy viết bài giới thiệu phong cách sáng tác của trường phái văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Chọn và tìm hiểu về một tác phẩm đã chuyển thể từ tác phẩm văn học có trong sách "Ngữ văn" cấp Trung học phổ thông.
Các em thực hành theo các bước sau:
a) Chuẩn bị
- Đọc kĩ phần II. Cách tìm hiểu, giới thiệu, thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật được chuyển thể, đặc biệt là các yêu cầu của việc tìm hiểu một tác phẩm chuyển thể để vận dụng vào hoạt động thực hành trong chuyên đề này.
- Xác định tác phẩm đã chuyển thể từ tác phẩm văn học.
- Đọc lại tác phẩm văn học được chuyển thể.
b) Tìm hiểu tác phẩm chuyển thể
Thực hiện việc tìm hiểu tác phẩm chuyển thể theo các yêu cầu nêu ở phần II, mục 1 (trang 47).
Câu 5:
Phong cách sáng tác của một trường phái văn học là gì? Phân biệt phong cách sáng tác của một trường phái văn học với phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Câu 6:
Hãy nêu một tác phẩm mà em cho là tiêu biểu nhất cho trường phái văn học lãng mạn hoặc hiện thực Việt Nam và giải thích sự lựa chọn ấy.
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 9
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận