Câu hỏi:
23/03/2025 135Read the following passage and mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the best answer to each of the following questions.
Pre-teen and teenage relationships with parents and families change during adolescence, but pre-teens and teenagers need parent and family support as much as they did when they were younger.
When your child was young, your role was to nurture and guide them. Now you might be finding that your relationship with your child is becoming more equal. You remain a source of care, emotional support, security and safety for your child, as well as practical and financial help. Your child still loves you and wants you to be involved in their life – even though their attitude or behaviour might sometimes send a different message. Most young people and their families have ups and downs during these years, but things usually improve by late adolescence as children become more mature. And family relationships tend to stay strong right through.
Adolescence can be a difficult time. Your child is going through rapid physical changes as well as emotional ups and downs. Young people aren't always sure where they fit, and they're still trying to work it out. Adolescence can also be a time when peer influences cause stress. During this time, your family is a secure emotional base where your child feels loved and accepted, no matter what's going on in the rest of their life. Your family can build and support your child's confidence, resilience, optimism and identity.
When your family sets rules, boundaries and standards of behaviour and builds strong relationships, you give your child a sense of consistency, predictability, safety and belonging. And believe it or not, your life experiences and knowledge can be useful to your 380
child - they just might not always want you to know it! Supportive and close family relationships protect your child from risky behaviour like alcohol and other drug use and mental health problems like depression. Your support and interest in what your child is doing at school can boost their desire to do well academically too.
(Adapted from https://raisingchildren.net.au/)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
DỊCH
Mối quan hệ giữa trẻ em tiền vị thành niên và thanh thiếu niên với cha mẹ và gia đình thay đổi trong tuổi dậy thì, nhưng trẻ em tiền vị thành niên và thanh thiếu niên vẫn cần sự hỗ trợ từ cha mẹ và gia đình giống như khi chúng còn nhỏ.
Khi con bạn còn nhỏ, vai trò của bạn là nuôi dưỡng và hướng dẫn chúng. Giờ đây, bạn có thể nhận thấy rằng mối quan hệ của bạn với con bạn đang trở nên bình đẳng hơn. Bạn vẫn là nguồn chăm sóc, hỗ trợ cảm xúc, sự bảo đảm và an toàn cho con bạn, cũng như sự hỗ trợ thực tế và tài chính. Con bạn vẫn yêu bạn và muốn bạn tham gia vào cuộc sống của chúng - mặc dù thái độ hoặc hành vi của chúng đôi khi có thể gửi một thông điệp khác. Hầu hết thanh thiếu niên và gia đình của họ đều trải qua những thăng trầm trong những năm này, nhưng mọi thứ thường cải thiện vào cuối tuổi thiếu niên khi trẻ trở nên trưởng thành hơn. Và mối quan hệ gia đình có xu hướng vẫn bền chặt trong suốt quá trình.
Tuổi dậy thì có thể là một thời kỳ khó khăn. Con bạn đang trải qua những thay đổi thể chất nhanh chóng cũng như những cảm xúc thăng trầm. Thanh thiếu niên không phải lúc nào cũng chắc chắn về vị trí của mình và chúng vẫn đang cố gắng tìm ra nó. Tuổi dậy thì cũng có thể là thời điểm mà ảnh hưởng từ bạn bè gây ra căng thẳng. Trong thời gian này, gia đình bạn là nền tảng cảm xúc an toàn, nơi con bạn cảm thấy được yêu thương và chấp nhận, bất kể điều gì đang diễn ra trong phần còn lại của cuộc sống của chúng. Gia đình bạn có thể xây dựng và hỗ trợ sự tự tin, khả năng phục hồi, lạc quan và bản sắc cá nhân của con bạn.
Khi gia đình bạn đặt ra các quy tắc, giới hạn và tiêu chuẩn hành vi và xây dựng các mối quan hệ bền chặt, bạn mang lại cho con bạn cảm giác nhất quán, khả năng dự đoán, an toàn và cảm giác thuộc về. Và tin hay không, kinh nghiệm sống và kiến thức của bạn có thể hữu ích cho con bạn - mặc dù chúng có thể không phải lúc nào cũng muốn bạn biết điều đó! Các mối quan hệ gia đình gần gũi và hỗ trợ bảo vệ con bạn khỏi các hành vi nguy hiểm như sử dụng rượu và ma túy cũng như các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm. Sự hỗ trợ và quan tâm của bạn đối với những gì con bạn đang làm ở trường cũng có thể thúc đẩy mong muốn học tập tốt của chúng.
Từ "equal" trong đoạn 2 trái nghĩa với ______
A. unlikely /ʌn'laɪkli/ (adj): không có khả năng
B. unfortunate /ʌn'fͻ:tʃənət/ (adj): không may mắn; bất hạnh
C. unfair /,ʌn'feə(r)/ (adj): không công bằng; bất công
D. uncertain /ʌn'sɜ:tn/ (adj): không chắc chắn; không biết rõ
Căn cứ vào thông tin: "Now you might be finding that your relationship with your child is becoming more equal." (Giờ đây, bạn có thể nhận thấy rằng mối quan hệ của bạn với con bạn đang trở nên bình đẳng hơn.)
→ equal /'i:kwəl/ (adj): bình đẳng > < unfair
Do đó, C là đáp án phù hợp.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Which of the following best paraphrases the underlined sentence in paragraph 2?
Lời giải của GV VietJack
Câu nào sau đây diễn đạt lại tốt nhất câu gạch chân trong đoạn 2?
* Xét câu được gạch chân trong đoạn 3: Most young people and their families have ups and downs during these years, but things usually improve by late adolescence as children become more mature. (Hầu hết thanh thiếu niên và gia đinh của họ đều trải qua những thăng trầm trong những năm này, nhưng mọi thứ thường cải thiện vào cuối tuổi thiếu niên khi trẻ trở nên trưởng thành hơn.)
A. Most adolescents and their families have some disagreements, but things usually improve when the children become more responsible: Hầu hết trẻ vị thành niên và gia đình của chúng có một số bất đồng, nhưng mọi thứ thường cải thiện khi trẻ có trách nhiệm hơn.
B. Although young people and their families face challenges during adolescence, these difficulties generally lessen as children grow older and mature: Mặc dù người trẻ và gia đình của họ đối mặt với những khó khăn trong giai đoạn dậy thì, nhưng những khó khăn này thường giảm dần khi trẻ lớn lên và trưởng thành.
C. While young people and their families experience difficulties, these challenges typically remain throughout adolescence: Mặc dù người trẻ và gia đình họ trải qua khó khăn, nhưng những thử thách này thường kéo dài suốt giai đoạn dậy thì.
D. As children get older, their relationships with their families improve, despite the occasional conflicts they face during adolescence: Khi trẻ lớn lên, mối quan hệ của chúng với gia đình được cải thiện, mặc dù đôi khi vẩn xảy ra xung đột trong giai đoạn dậy thì.
Căn cứ vào dịch nghĩa, B là đáp án phù hợp.
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Từ "risky" trong đoạn 4 có thể được thay thế tốt nhất bằng ______ .
A. unpredictable /,ʌnprɪ'dɪktəbl/ (adj): không thể đoán trước; không thể dự báo
B. unusual /ʌn'ju:ӡuəl/ (adj): khác thường, lạ
C. adventurous / əd'ventʃərəs/ (adj): mạo hiểm; liều lĩnh
D. harmful /'hɑ:mfl/ (adj): gây hại, có hại
Căn cứ vào thông tin: "Supportive and close family relationships protect your child from risky behaviour like alcohol and other drug use and mental health problems like depression." (Các mối quan hệ gia đinh gần gũi và hỗ trợ bảo vệ con bạn khỏi các hành vi nguy hiểm như sử dụng rượu và ma túy cũng như các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm.)
→ risky /'rıski/ (adj): nguy hiểm ~ harmful
Do đó, D là đáp án phù hợp.
Câu 4:
Which of the following does the passage NOT mention as a benefit of supportive family relationships during adolescence?
Lời giải của GV VietJack
Điều nào sau đây KHÔNG được bài viết đề cập là lợi ích của mối quan hệ gia đình hỗ trợ trong giai đoạn dậy thì?
A. Xây dựng sự tự tin và khả năng phục hồi của trẻ
B. Cải thiện sức khỏe tinh thần của trẻ
C. Tăng mong muốn học tốt của trẻ
D. Giúp trẻ trở nên độc lập hơn
Căn cứ vào thông tin:
- "Your family can build and support your child's confidence, resilience, optimism and identity." (Gia đình bạn có thể xây dựng và hỗ trợ sự tự tin, khả năng phục hồi, lạc quan và bản sắc cá nhân của con bạn.) → đáp án A đúng.
- "Supportive and close family relationships protect your child from risky behaviour like alcohol and other drug use and mental health problems like depression." (Các mối quan hệ gia đình gần gũi và hỗ trợ bảo vệ con bạn khỏi các hành vi nguy hiểm như sử dụng rượu và ma túy cũng như các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm.) → đáp án B đúng.
- "Your support and interest in what your child is doing at school can boost their desire to do well academically." (Sự hỗ trợ và quan tâm của bạn đối với những gì con bạn đang làm ở trường cũng có thể thúc đẩy mong muốn học tập tốt của chúng.) → đáp án C đúng.
- Đáp án D KHÔNG được đề cập trong đoạn văn.
Do đó, D là đáp án phù hợp.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Từ "you" trong toàn bộ bài viết nhiều khả năng ám chỉ ______ .
A. pre-teen and teenager: trẻ tiền vị thành niên và thanh thiếu niên
B. parent and family: cha mẹ và gia đình
C. friend of teenager: bạn của thanh thiếu niên
D. sibling of teenager: anh/chị/em ruột của thanh thiếu niên
Căn cứ vào thông tin:
- "You remain a source of care, emotional support, security and safety for your child, as well as practical and financial help."
(Bạn vẫn là nguồn chăm sóc, hỗ trợ cảm xúc, sự bảo đảm và an toàn cho con bạn, cũng như sự hỗ trợ thực tế và tài chính.)
- "Your child still loves you and wants you to be involved in their life - even though their attitude or behaviour might sometimes send a different message." (Con bạn vẫn yêu bạn và muốn bạn tham gia vào cuộc sống của chúng - mặc dù thái độ hoặc hành vi của chúng đôi khi có thể gửi một thông điệp khác.)
→ "You" trong toàn bộ bài viết này nhiều khả năng ám chỉ "parent and family" (cha mẹ và gia đình).
Do đó, B là đáp án phù hợp.
Câu 6:
Which of the following is NOT TRUE, according to the passage?
Lời giải của GV VietJack
Điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG, theo bài viết?
A. Ngay cả khi trẻ vị thành niên tìm kiếm sự độc lập hơn, chúng vẫn cần sự hỗ trợ về mặt cảm xúc và thực tế từ gia đình.
B. Gia đình cung cấp nền tảng ổn định giúp trẻ xây dựng khả năng phục hồi và sự tự tin.
C. Thành tích học tập của trẻ vị thành niên có thể được cải thiện nhờ sự quan tâm và hỗ trợ của cha mẹ.
D. Trẻ vị thành niên không còn cần sự hỗ trợ của cha mẹ như khi chúng còn nhỏ.
Căn cứ vào thông tin:
- "Now you might be finding that your relationship with your child is becoming more equal. You remain a source of care, emotional support, security and safety for your child, as well as practical and financial help." (Giờ đây, bạn có thể nhận thấy rằng mối quan hệ của bạn với con bạn đang trở nên bình đẳng hơn. Bạn vẫn là nguồn chăm sóc, hỗ trợ cảm xúc, sự bảo đảm và an toàn cho con bạn, cũng như sự hỗ trợ thực tế và tài chính.) → đáp án A đúng.
- "Your family can build and support your child's confidence, resilience, optimism, and identity." (Gia đinh bạn có thế xây dựng và hỗ trợ sự tự tin, khả năng phục hồi, lạc quan và bản sắc cá nhân của con bạn.) → đáp án B đúng.
- "Your support and interest in what your child is doing at school can boost their desire to do well academically." (Sự hỗ trợ và quan tâm của bạn đối với những gì con bạn đang làm ở trường cũng có thể thúc đẩy mong muốn học tập tốt của chúng.) → đáp án C đúng.
- "Pre-teen and teenage relationships with parents and families change during adolescence, but pre-teens and teenagers need parent and family support as much as they did when they were younger." (Mối quan hệ giữa trẻ em tiền vị thành niên và thanh thiếu niên với cha mẹ và gia đình thay đổi trong tuổi dậy thì, những trẻ em tiền vị thành niên và thanh thiếu niên vẫn cần sự hỗ trợ từ cha mẹ và gia đình giống như khi chúng còn nhỏ.) → đáp án D KHÔNG ĐÚNG.
Do đó, D là đáp án phù hợp.
Câu 7:
Lời giải của GV VietJack
Tác giả đề cập đến một mối quan hệ điều kiện trong đoạn nào?
A. Đoạn 1
B. Đoạn 2
C. Đoạn 3
D. Đoan 4
Căn cứ vào thông tin: "When your family sets rules, boundaries and standards of behaviour and builds strong relationships, you give your child a sense of consistency, predictability, safety and belonging." (Khi gia đinh bạn đặt ra các quy tắc, giới hạn và tiêu chuẩn hành vi và xây dựng các mối quan hệ bền chặt, bạn mang lại cho con bạn cảm giác nhất quán, khả năng dự đoán, an toàn và cảm giác thuộc về.)
→ Câu này thể hiện rõ một mối quan hệ điều kiện: Khi gia đinh đặt ra các quy tắc, giới hạn và tiêu chuẩn hành vi và xây dựng các mối quan hệ bền chặt → Trẻ sẽ cảm nhận được sự nhất quán, an toàn và cảm giác thuộc về.
Do đó, D là đáp án phù hợp.
Câu 8:
Lời giải của GV VietJack
Tác giả thảo luận vai trò của gia đình trong việc cung cấp sự an toàn và ổn định cảm xúc cho thanh thiếu niên trong đoạn nào?
A. Đoạn 1
B. Đoạn 2
C. Đoạn 3
D. Đoạn 4
Căn cứ vào thông tin: "During this time, your family is a secure emotional base where your child feels loved and accepted, no matter what's going on in the rest of their life." (Trong thời gian này, gia đỉnh bạn là nền tảng cảm xúc an toàn, nơi con bạn cảm thấy được yêu thương và chấp nhận, bất kể điều gì đang diễn ra trong phần còn lại của cuộc sống của chúng.)
Căn cứ vào dịch nghĩa, C là đáp án phù hợp.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Câu 4:
Câu 5:
a. Alice: How was your weekend with the family, John?
b. Alice: That sounds lovely. Family time is so important for building strong relationships.
c. John: It was wonderful! We spent quality time together, playing board games and cooking a big dinner.
Câu 6:
With options that range from teaching and mentoring to community gardening and sustainable building, there's something for everyone (2) _______ to give back and make a meaningful impact.
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh Chuyên đề IV. Sắp xếp câu thành đoạn văn, bức thư có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh (Đề số 6)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh có đáp án năm 2025 (Đề 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh (Đề số 10)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh có đáp án năm 2025 (Đề 2)
Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh có đáp án năm 2025 (Đề 3)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh (Đề số 3)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận