Câu hỏi:
25/03/2025 1,169Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương của glucose như sau:
- Bước 1: Rửa sạch ống nghiệm thủy tinh, tráng lại ống nghiệm bằng nước cất, sấy khô ống nghiệm và cân thấy khối lượng ống nghiệm là 81,75 gam.
- Bước 2: Cho vào ống nghiệm khoảng 1 mL dung dịch AgNO3 1%, thêm từ từ dung dịch ammonia đến khi kết tủa tan hết thì ngừng lại.
- Bước 3: Thêm tiếp 1 mL dung dịch glucose nồng độ chưa biết, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn một thời gian.
- Bước 4: Đem ống nghiệm tráng qua nước rồi sấy khô và cân thì thấy khối lượng ống nghiệm là 83,91 gam.
Dựa vào kết quả thí nghiệm, hãy tính khối lượng glucose đã tham gia phản ứng là bao nhiêu gam?
Quảng cáo
Trả lời:
Khối lượng ống nghiệm tăng chính là khối lượng của bạc sinh ra bám vào ống nghiệm.
Khối lượng Ag bám vào thành ống nghiệm là: 83,91 – 81,75 = 2,16 gam
Số mol Ag = 0,02 mol.
C6H12O6 → 2Ag
0,01 mol ← 0,02 mol
Khối lượng glucose: 0,01.180 = 1,8 gam.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
Đã bán 986
Đã bán 1,1k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
a. Cho một đinh sắt mới (đã rửa sạch lớp dầu mỡ) vào cốc chứa khoảng 3 ml dung dịch CuSO4 1 M. Sau 5 phút dùng kẹp lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch thấy có kim loại màu đỏ bám ngoài đinh sắt.
Câu 3:
Nhiễm độc lead (Pb) luôn luôn đáng lo ngại. Trong cơ thể con người, mức độ độc hại của lead có thể được giảm bớt bằng cách sử dụng phối tử EDTA4- để tạo phức [Pb(EDTA)]2- rất bền và được thận bài tiết. Phối tử EDTA4- được cung cấp bằng cách tiêm truyền dung dịch Na2[Ca(EDTA)]. Biết phức [Ca(EDTA)]2- tương đối kém bền, sự trao đổi calcium với lead chủ yếu diễn ra trong mạch máu. Hàm lượng lead trong máu của một bệnh nhân là 0,828 μg/mL. Nồng độ lead theo μmol/L trong máu của bệnh nhân này bằng bao nhiêu?
Câu 5:
Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới. Chúng dễ trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (đồng bằng sông Cửu Long), đất đỏ (Đồng Nai),... Chất lượng thanh long phụ thuộc nhiều vào phân bón. Chế độ bón phân giàu đạm, ít kali thường cho trái có độ ngọt kém, mau hư thối, khó bảo quản và vận chuyển. Ngược lại chế độ bón phân cân đối đạm và kali hoặc giàu kali sẽ cho trái có độ ngọt cao hơn, trái cứng chắc và lâu hư thối, dễ bảo quản, vận chuyển. Độ dinh dưỡng của một số loại phân được quy định như sau:
– Độ dinh dưỡng của phân đạm được tính bằng %m(N) có trong phân.
– Độ dinh dưỡng của phân lân được tính bằng %m(P2O5) tương ứng với lượng P có trong phân.
– Độ dinh dưỡng của phân kali được tính bằng %m(K2O) tương ứng với lượng K có trong phân.
Bảng dưới đây hướng dẫn liều lượng trộn tỉ lệ các loại phân bón để bón cho cây thanh long.
Giai đoạn phát triển của cây |
Loại phân bón |
Hàm lượng (gam) |
Ngay trước khi thu hoạch |
N |
216 |
P2O5 |
216 |
|
Chất hữu cơ |
20 |
|
Hai tháng sau khi thu hoạch |
N |
162 |
P2O5 |
144 |
|
K2O |
45 |
|
Ngay sau khi cây ra hoa |
N |
54 |
P2O5 |
288 |
|
K2O |
120 |
|
Khi trái non đang phát triển |
N |
108 |
P2O5 |
72 |
|
K2O |
135 |
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học THPT Lần 2 Hà Tĩnh có đáp án
100 bài tập Kim loại nhóm IA, IIA có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa Cụm Hải Dương ( Lần 2) 2025 có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng (lần 1) có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa Chuyên KHTN Hà Nội (Lần 2) năm 2025 có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học Liên trường Quỳnh Lưu, Hoàng Mai 2, Đô Lương 3, Thái Hòa, Cờ Đỏ, Tân Kỳ- Nghệ An (Lần 1) có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa Cụm Bắc Ninh - Lần 4 năm 2025 có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học KSCL - THPT Khoái Châu- Hưng Yên- Lần 2 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận