Câu hỏi:
07/04/2025 45Ếch cây mắt đỏ (Agalychnis callidryas) sống ở vùng nhiệt đới Trung Mỹ, ếch cây mắt đỏ có đẻ trứng trên cây (trên lá) và khi nở nòng nọc rơi xuống vùng nước bên dưới. Karen Warkentin đã tiến hành thí nghiệm và nhận thấy rằng tỉ lệ nở và độ tuổi trứng nở của loài này khác nhau ở các ổ có sự xuất hiện của rắn mắt mèo (Leptodeira septentrionalis) hoặc không (Hình 10.6).
a) Nhận xét sự khác nhau của trứng nở ở hai điều kiện môi trường đối với loài ếch cây mắt đỏ.
b) Tại sao sự xuất hiện của rắn lại làm thay đổi khả năng nở của trứng ếch? Điều này có ảnh hưởng gì đến ếch?
c) Làm thế nào ếch có thể thay đổi thời gian nở khi rắn xuất hiện?
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
a)
- Khi không có sự xuất hiện của rắn, những quả trứng có xu hướng sẽ nở dần theo thời gian; một số trứng đầu tiên nở vào khoảng bảy ngày sau khi đẻ trứng và những quả cuối cùng của lứa nở vào khoảng ngày thứ mười.
- Khi có sự xuất hiện của rắn ở thời điểm trứng khoảng 6 ngày tuổi (lúc này có trứng nở), ngay lập tức toàn bộ các lứa nở cùng một lúc, tại thời điểm 6 ngày tuổi.
b)
- Rắn mắt mèo (Leptodeira septentrionalis) ăn trứng ếch, do vậy khi trứng bị rắn tấn công, nòng nọc nở nhanh và rơi xuống vùng nước bên dưới.
- Thời gian trứng nở sớm hơn so với bình thường có thể tạo ra những con non yếu hoặc dễ bị tổn thương trước các loài săn mồi dưới nước.
c) Tính linh hoạt trong quá trình ấp cho phép phôi sử dụng thông tin cục bộ về nguy cơ tử vong để đưa ra các quyết định hành vi tức thời trong quá trình nở. Khi bị rắn tấn công có thể gây ra những "rung động" cho những trứng còn lại, nguy cơ bị đe doạ kích thích các trứng còn lại nở ngay lập tức.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
Đã bán 131
Đã bán 1,5k
Đã bán 986
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sự phát triển của bệnh tiểu đường type lI ở hai bệnh nhân được theo dõi và ghi lại như biểu đồ ở Hình 10.1. Yếu tố môi trường trong đồ thị từ trái sang phải thể hiện chế độ ăn uống ngày càng kém, chế độ hoạt động ngày càng ít hơn và có lối sống tiêu cực như hút thuốc. Phát biểu nào dưới đây đúng về sự phát triển bệnh tiểu đường type II?
A. Sự phát triển của bệnh tiểu đường type II không phụ thuộc yếu tố di truyền.
B. Mức độ biểu hiện bệnh ở hai bệnh nhân khác nhau trong điều kiện môi trường sống thay đổi giống nhau.
C. Kiểu gene có tính mềm dẻo cao hơn có khả năng phát triển bệnh tiểu đường type II thấp hơn.
D. Người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vận động và không hút thuốc có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường.
Câu 2:
Để đạt năng suất cao trong trồng trọt và chăn nuôi, con người cần lựa chọn
A. giống có mức phản ứng hẹp và biện pháp, kĩ thuật chăm sóc tốt.
B. giống có mức phản ứng rộng và biện pháp, kĩ thuật chăm sóc tốt.
C. giống có mức phản ứng rộng và biện pháp, kĩ thuật chăm sóc hiện đại.
D. giống có mức phản ứng hẹp và biện pháp, kĩ thuật chăm sóc hiện đại.
Câu 3:
Hình nào dưới đây minh hoạ sự mềm dẻo của đặc điểm kiểu hình trong các điều kiện môi trường khác nhau?
A. Hình (a).
B. Hình (c).
C. Hình (a) và (c) .
D. Hình (b) và (c).
Câu 4:
Cùng một kiểu gene nhưng trong điều kiện môi trường khác nhau có thể cho ra những kiểu hình khác nhau gọi là
A. đột biến gene.
B. đột biến nhiễm sắc thể.
C. thường biến.
D. biến dị di truyền.
Câu 5:
Tính mềm dẻo của kiểu hình xảy ra khi một ...(1)... tạo ra nhiều ...(2)... khi tiếp xúc với các ...(3)... khác nhau.
A. (1) - allele, (2) - protein, (3) - điều kiện sống.
B. (1) - protein, (2) - allele, (3) - điều kiện sống.
C. (1) - kiểu gene, (2) - kiểu hình, (3) - môi trường.
D. (1) - kiểu hình, (2) - kiểu gene, (3) - môi trường.
Câu 6:
Khi nói về mức phản ứng, phát biểu nào dưới đây đúng?
(1) Tập hợp các kiểu gene cùng biểu hiện một loại kiểu hình trong cùng điều kiện môi trường là mức phản ứng.
(2) Những gene quy định tính trạng chất lượng có sự biểu hiện gene ít chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường.
(3) Mức phản ứng thay đổi ở các điều kiện môi trường khác nhau nên không thể di truyền cho các thế hệ sau.
(4) Sản lượng sữa bò thu được trong một ngày hoặc năng suất lúa thu được trong một vụ là những tính trạng có mức phản ứng rộng.
A. (1) và (3).
B. (2) và (4).
C. (1), (2) và (3).
D. (2), (3) và (4).
Câu 7:
Ba dòng ruồi giấm Drosophila melanogaster khác nhau được kí hiệu 1, 2, 3. Hãy quan sát thông tin trong biểu đồ Hình 10.4 và cho biết nhiệt độ môi trường ảnh hưởng như thế nào đến số lượng mắt đơn cấu tạo nên mắt kép của chúng.
A. Nhiệt độ càng cao thì số lượng mắt đơn cấu tạo nên mắt kép càng ít.
B. Nhiệt độ càng thấp thì số lượng mắt đơn cấu tạo nên mắt kép càng thấp.
C. Số lượng mắt đơn cấu tạo mắt kép chịu sự chi phối của nhiệt độ mà không liên quan đến kiểu gene.
D. Các dòng khác nhau có mức phản ứng về số lượng mắt đơn cấu thành mắt kép với nhiệt độ khác nhau.
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P5)
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
30 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
150 Bài tập Hệ sinh thái (Sinh học 12) cực hay có lời giải (P1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận