Câu hỏi:
07/04/2025 3Hãy trình bày nguyên nhân tạo ra biến dị tổ hợp đa dạng và phong phú ở vật nuôi, cây trồng. Tại sao nói "biến dị tổ hợp quan trọng cho chọn giống vật nuôi, cây trồng"?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
- Nguyên nhân tạo ra biến dị tổ hợp:
+ Sinh sản hữu tính tạo ra số lượng biến dị tổ hợp đa dạng và phong phú. Các biến dị tổ hợp được hình thành do hoán vị gene, phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân, cùng với sự kết hợp ngẫu nhiên các giao tử trong quá trình thụ tinh. Vì vậy, các cá thể của loài sinh sản hữu tính có tổ hợp gene khác nhau, khó có thể tìm được hai cá thể có tổ hợp gene giống nhau (trừ sinh đôi cùng trứng).
+ Bên cạnh những biến dị tổ hợp tạo ra trong sinh sản hữu tính thì còn có các biến dị đột biến phát sinh trong quá trình sinh sản làm tăng số lượng biến dị di truyền.
+ Ngoài những biến dị có sẵn trong tự nhiên, con người đã chủ động cho các giống khác nhau lai với nhau. Các giống khác nhau đem lai có thể cùng là giống trong nước hoặc giống trong nước với giống nhập nội.
- Biến dị tổ hợp quan trọng cho chọn giống vật nuôi, cây trồng vì:
+ Biến dị tổ hợp là nguyên nhân của sự đa dạng về kiểu gene, phong phú về kiểu hình của vật nuôi, cây trồng. Đảm bảo cho vật nuôi, cây trồng phù hợp với các điều kiện trồng trọt, chăn nuôi khác nhau.
+ Nhờ đa dạng các kiểu hình, con người đã chọn lọc các biến dị di truyền nhằm tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng, đảm bảo đáp ứng mọi mặt về nhu cầu, thị hiếu của con người.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy liệt kê một số giống cây trồng là sản phẩm của quá trình chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính ở địa phương và trên thế giới mà em biết.
Câu 2:
Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là
A. tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng cho năng suất cao.
B. tạo ra sự đa dạng về kiểu gene trong chọn giống vật nuôi, cây trồng.
C. chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của vật nuôi, cây trồng trong chọn giống.
D. tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất mới.
Câu 3:
Khi nói về phép lai được sinh ra từ bố/mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau. Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Những con lai khác dòng có ưu thế lai cao nên được sử dụng cho việc nhân giống để thu được đời con có ưu thế lai như cá thể bố/mẹ.
b) Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng, sau đó cho các dòng thuần chủng lai với nhau.
c) Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau.
d) Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu đem con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai.
Câu 4:
Thực hiện phép lai giữa bò đực Hà Lan (Holstein friezian) với bò vàng hoặc bò lai sind ở Việt Nam để tạo ra con lai F1. Các phát biểu về con lai F1 sau đây là đúng hay sai?
a) Năng suất sữa cao.
b) Sinh sản tốt.
c) Thích nghi với nhiều vùng khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam.
d) Phù hợp với điều kiện chăn nuôi (thức ăn, chuồng trại) ở Việt Nam.
e) Con cái lai F1 làm giống để nhân nhanh số lượng đàn bò ở Việt Nam.
g) Con cái lai F1 nuôi lấy sữa.
Câu 5:
Hãy liệt kê một số giống vật nuôi (F1) là thành tựu của quá trình chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính mà em biết vào cột (a); sau đó xác định nguồn gốc bố/mẹ của con lai F1 trong mỗi phép lai bằng cách điền dấu "×" vào cột (b), (c) hoặc (d).
Thành tựu (a) |
Nguồn gốc bố mẹ của con lai F1 |
|||
Cùng một giống trong nước (b) |
Hai giống khác nhau trong nước (c) |
Một giống trong nước và một giống nhập nội (d) |
Hai giống khác nhau được nhập nội vào Việt Nam (e) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu 6:
Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì
A. các gene lặn đột biến có hại bị các gene trội át chế trong kiểu gene dị hợp.
B. các gene lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp.
C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.
D. tập trung các gene trội có hại ở thế hệ sau.
Câu 7:
Loại biến dị di truyền phát sinh trong quá trình lai giống là
A. đột biến gene.
B. đột biến nhiễm sắc thể.
C. biến dị tổ hợp.
D. biến dị đột biến.
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 (có đáp án): Các bằng chứng tiến hóa
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P2)
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 25 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa của Đacuyn
40 câu trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều Bài 14 có đáp án
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 26 (có đáp án): Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Bài tập Tiến hóa - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
Trắc nghiệm Sinh học 12 (có đáp án): Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận