Câu hỏi:
22/04/2025 9Sản phẩm của quá trình nung vôi có nhiều ứng dụng trong thực tế, CaO sinh ra được sử dụng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá học, được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công nghiệp, khử độc môi trường. Còn CO2 được dùng sản xuất CO2 lỏng phục vụ cho nhu cầu công nghiệp và dân sinh. Quá trình nung vôi xảy ra theo phương trình hóa học (1) như sau:
CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) (1)
Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt mạnh. Lượng nhiệt này được cung cấp từ quá trình đốt cháy hoàn toàn khí thiên nhiên hóa lỏng (chứa 96% methane, 4% ethane về thể tích) theo phương trình hóa học (2) và (3):
CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(g) (2)
C2H6(g) + 3,5O2 (g) → 2CO2(g) + 3H2O(g) (3)
Xét các phản ứng ở điều kiện chuẩn và hiệu suất chuyển hóa của CaCO3 là 100%. Khối lượng khí thiên nhiên hóa lỏng là m tấn cần thiết để sản xuất 280 tấn CaO(s) trong giai đoạn trên. Biết 95% tổng lượng nhiệt tỏa ra từ phản ứng (2), (3) được cung cấp cho phản ứng (1) và các giá trị nhiệt tạo thành của các chất, năng lượng liên kết trung bình của một số liên hết hóa học ở điều kiện chuẩn được cho trong bảng sau:
Nhiệt tạo thành chuẩn của các chất:
Chất |
CaCO3(s) |
CaO(s) |
CO2(g) |
Δf (kJ/mol) |
-1207,6 |
-634,9 |
-393,5 |
Năng lượng liên kết trung bình của một số liên hết hóa học ở điều kiện chuẩn:
Liên kết |
C–H |
C–C |
O=O |
C=O (CO2) |
O–H |
Eb (kJ/mol) |
414 |
347 |
498 |
799 |
464 |
Giá trị của m (theo tấn) là bao nhiêu (làm tròn đến hàng phần mười)?
Quảng cáo
Trả lời:
Δr (1) = -634,9 – 393,5 – (-1207,6) = 179,2 kJ
Δr (2) = 414.4 + 498.2 – (799.2 + 464.4) = -802 kJ
Δr (3) = 414.6 + 347.1 + 498.3,5 – (799.4 + 464.6) = -1406 kJ
nCH4 = 0,96x; nC2H6 = 0,04x, bảo toàn năng lượng:
95%(802.0,96x + 1406.0,04x) = 179,2.280/56
→ x = 1,14162
→ m = 16.0,96x + 30.0,04x = 18,9 tấn
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
a) Có bảy hợp chất thuộc loại dẫn xuất hydrocarbon, trong đó có ba chất đơn chức.
Câu 5:
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.
Cho các cặp chất sau: Tinh bột và cellulose; glucose và fructose; acetic acid và methyl formate; saccharose và maltose. Có bao nhiêu cặp chất là đồng phân của nhau?
Câu 6:
Lithium (Li) là kim loại quan trọng trong các ngành công nghiệp như pin điện, chế tạo các hợp kim,…Kim loại Li được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hỗn hợp LiCl–KCl với tỷ lệ khối lượng tương ứng 3 : 2, ở nhiệt độ 425 –500°C. Hiệu suất điện phân đạt 75%. Khối lượng kim loại Li (kg) thu được từ 1 tấn hỗn hợp LiCl –KCl ban đầu là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?.
Câu 7:
Cho phương trình hóa học của các phản ứng được đánh số thứ tự từ (1) đến (4) dưới đây:
(1) H2NCH(CH3)COOH + C2H5OH ⇋ H2NCH(CH3)COOC2H5 + H2O (Xúc tác HCl)
(2) nH2N(CH2)5COOH (t°) → [-NH(CH2)5)CO-]n + nH2O
(3) Gly-Ala + 2NaOH → H2NCH2COONa + H2NCH(CH3)COONa + H2O
(4) Lòng trắng trứng + CuSO4 2% + NaOH 30% → Tạo thành phức chất màu tím đặc trưng
Gán số thứ tự phương trình hoá học của các phản ứng theo tên gọi: thủy phân, ester hóa, màu biuret, trùng ngưng và sắp xếp theo trình tự thành dãy bốn số (ví dụ: 1234,4321, …).
100 bài tập Kim loại nhóm IA, IIA có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Hóa (Đề số 1)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học Liên trường Quỳnh Lưu, Hoàng Mai 2, Đô Lương 3, Thái Hòa, Cờ Đỏ, Tân Kỳ- Nghệ An (Lần 1) có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 20. Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học KSCL - THPT Khoái Châu- Hưng Yên- Lần 2 có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa Bài 21. Sơ lược về phức chất có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng (lần 1) có đáp án
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học THPT Lần 2 Hà Tĩnh có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận